Language:

Nghiên cứu - Trao đổi

Xe cơ giới có niên hạn sử dụng ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về xe cơ giới có niên hạn sử dụng ra sao? Theo Điều 40 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024 quy định niên hạn sử dụng của xe cơ giới như sau: Niên hạn sử dụng của xe cơ giới được tính bắt đầu từ năm sản xuất xe đến hết ngày 31 tháng 12 của năm hết niên hạn sử dụng. Niên hạn sử dụng của xe cải tạo được quy định như sau: Xe có niên hạn sử dụng cải tạo thành xe không có niên hạn sử dụng thì áp dụng quy định về niên hạn của xe trước khi cải tạo; Xe không có niên hạn sử dụng cải tạo thành xe có niên hạn sử dụng thì áp dụng quy định về niên hạn của xe sau khi cải tạo; Xe ô tô chở người có số người cho phép chở từ 09 người trở lên (không kể người lái xe), xe ô tô chở người chuyên dùng cải tạo thành xe ô tô chở hàng (kể cả xe ô tô chở hàng chuyên dùng); xe chở người bốn bánh có gắn động cơ cải tạo thành xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ thì được áp dụng quy định về niên hạn của xe sau cải tạo.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa như thế nào?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa như thế nào? Tại Điều 8 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ, trình tự thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa. Cụ thể: Người sử dụng đất trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, gửi Bản Đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa (sau đây gọi là Bản Đăng ký) đến Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Bản Đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hợp lệ; Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét sự phù hợp của Bản Đăng ký với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hằng năm của cấp xã.

Nhóm hành vi vi phạm pháp luật về đất đai của người thi hành công vụ

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về nhóm hành vi vi phạm pháp luật về đất đai của người thi hành công vụ. Tại Điều 109 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định về nhóm hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai. Việc xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ quy định tại Điều 109 Nghị định 102/2024/NĐ-CP thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, pháp luật về viên chức và pháp luật khác có liên quan. Cụ thể gồm 11 nhóm hành vi sau.

Giải quyết tranh chấp đất đai trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc giải quyết tranh chấp đất đai trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Tại Điều 108 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định về căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau: Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai cung cấp; Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Theo quy định tại khoản 47 Điều 3 Luật Đất đai năm 2024 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tại Điều 106 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh. Theo đó, người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có trách nhiệm. Tại Điều 107 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi đơn đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện ra sao? Tại Điều 105 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai. Khi nhận được đơn yêu cầu hoà giải tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản cho các bên tranh chấp đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất tranh chấp về việc thụ lý đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai, trường hợp không thụ lý thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;

Bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không xuất hoá đơn bị xử phạt ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không xuất hoá đơn bị xử phạt ra sao? Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ nêu rõ, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Như vậy, pháp luật quy định người bán hàng bắt buộc phải xuất hóa đơn bán hàng cho người mua.

Đất sử dụng cho khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao được quy định ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về đất sử dụng cho khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao được quy định ra sao? Tại Điều 93 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định đối với đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Theo đó, đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai thì được cho thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy định của Luật Đất đai. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền và xử lý đối với trường hợp thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhưng không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất.