Language:

Nghiên cứu - Trao đổi

Thủ tục tuyên bố một người là đã chết được thực hiện ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục tuyên bố một người là đã chết. Tuyên bố một người đã chết hiểu là việc Tòa án căn cứ vào hồ sơ của người bị tuyên bố là đã chết, trường hợp có đầy đủ căn cứ để theo quy định của pháp luật là người đó đã chết thì Tòa án ra quyết định người đó là đã chết, ngày chết được xác định là ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho UBND cấp xã/phường/thị trấn nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Thủ tục tuyên bố một người mất tích thực hiện ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục tuyên bố một người mất tích. Theo quy định pháp luật dân sự, khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Thủ tục tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thực hiện ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú. Tại Điều 381 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú khi người đó biệt tích 06 tháng liền trở lên, đồng thời có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt đó theo quy định của Bộ luật Dân sự. Như vậy có 2 điều kiện để thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú là: Người đó biệt tích 06 liền trở lên; Người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu.

Yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Hạn chế năng lực hành vi dân sự là tình trạng chủ thể quan hệ pháp luật dân sự không thể tự mình xác lập hay thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Người hạn chế năng lực hành vi dân sự là người thành niên có năng lực hành vi dân sự, nhưng do họ bị nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phân tán tài sản của gia đình nên họ có thể bị yêu cầu tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan thì Tòa án có thể tuyên người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của người bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện sẽ do Tòa án quyết định.

Thủ tục yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự. Tại Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc “Mất năng lực hành vi dân sự”. Theo đó, khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Một người bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tòa án tuyên bố người này bị mất năng lực hành vi dân sự dựa trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Cần lưu ý gì khi tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn  phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về cần lưu ý gì khi tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn? Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận của hai vợ chồng để quyết định ai sẽ là người nuôi con. Theo đó, khi ly hôn, hai bên có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cha mẹ cũng xảy ra chuyện tranh giành nuôi con; cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con trong các trường hợp như: Con chưa thành niên; con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Ngoài ra, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện tốt nhất cho con để chỉ định người được quyền nuôi con.

Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con theo quy định hiện hành. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con theo Điều 24 và Điều 43 Luật Hộ tịch năm 2014. Theo đó, thẩm quyền đăng ký nhận cha mẹ con của UBND cấp xã: UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con của UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Người sử dụng đất chưa được cấp Sổ đỏ vẫn có những quyền nào?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giải đáp câu hỏi người sử dụng đất chưa được cấp Sổ đỏ vẫn có những quyền nào? Việc “không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” (sổ đỏ) chỉ là yếu tố hạn chế việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất, tức nếu chưa có  giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất chưa thực hiện đầy đủ được các quyền của mình, đó là “điều kiện thực hiện các quyền” của người sử dụng đất khi muốn chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với họ, chứ không làm mất . Bởi tại điểm a khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai năm 2024 quy định người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau:  “Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất...”.