Language:
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 23)
02/06/2024
icon-zalo

Theo khoản 1 Điều 23 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định "Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ".

Điều kiện cần để tuyên bố người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải là người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự và điều kiện đủ đó là phải có sự yêu cầu. Điều 23 Bộ luật Dân sự năm 2015 ra đời trong bối cảnh thực tiễn đòi hỏi việc bảo vệ người yếu thế khi mà bản thân người này (đã trưởng thành) có những khó khăn trong nhận thức dẫn đến thiếu minh mẫn khi tự mình thực hiện các giao dịch dân sự, nhưng về mặt y học, chưa thực sự rơi vào trường hợp mất hoàn toàn khả năng nhận thức, làm chủ hành vi. Để có được quyết định tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cần thiết phải đảm bảo các yếu tố:

(1) Cá nhân do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức và làm chủ hành vi. Thế nào là không đủ khả năng nhận thức và làm chủ hành vi? Mức độ như thế nào thì được xem là không đủ. Từ “không đủ” khác so với quy định “mất năng lực hành vi dân sự”. Mất là cá nhân đó không còn khả năng nhận thức, làm chủ hành vi được nữa, “không đủ” được xem là vẫn có khả năng nhận thức nhưng cấp độ không đầy đủ. Như vậy, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi vẫn còn một phần khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình; thế nên, ranh giới phân biệt giữa quy định tại Điều 22 và Điều 23 Bộ luật Dân sự năm 2015 được quyết định bởi yếu tố “không đủ”. Khi Tòa án ra quyết định tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cũng như chỉ định người giám hộ thì phải có phần xác định phạm vi quyền, nghĩa vụ của người giám hộ, phạm vi năng lực hành vi dân sự, hành vi tố tụng dân sự của chủ thể bị tuyên bố. Tuy nhiên, thực tiễn vận dụng quy định này vẫn còn khá lúng túng.

(2) Có yêu cầu của người bị tuyên bố hoặc người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Người yêu cầu có thể là chính người bị tuyên bố. Điều này cho thấy tính “không đủ” trong năng lực hành vi dân sự/hành vi tố tụng dân sự của cá nhân. Bởi lẽ, không đủ nên họ vẫn còn có một phần khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình. Do đó, cũng có khả năng họ biết năng lực mình đến đâu, tự mình yêu cầu Tòa án để chỉ định người giám hộ phù hợp với một phạm vi giám hộ rõ ràng.

Việc tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không đương nhiên bắt buộc Tòa án phải khoanh vùng phạm vi giám hộ hay giới hạn khả năng tự mình thực hiện giao dịch của chủ thể bị tuyên bố, bởi nó còn phải căn cứ vào kết luận giám định pháp y tâm thần. Rõ ràng qua hai thực tiễn nêu trên, yếu tố của y học chi phối khá nhiều trong quyết định của Tòa án. Trong cả hai quyết định của mình, Tòa án khi kết luận đều ghi rõ chủ thể bị yêu cầu có “khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi” do mắc các bệnh về tâm thần. Tuy nhiên, xét dưới góc độ pháp lý, “khó khăn” tức là “không đủ” chứ chưa phải mất hoàn toàn, họ vẫn còn một phần khả năng nhận thức. Một phần đó ở đâu trong các kết luận y khoa? Thiết nghĩ cần thiết có cơ chế ràng buộc trong khâu giám định pháp y nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các quyết định của Tòa án. (Trần Thị Hoa, Vướng mắc trong thực tiễn xét xử vụ, việc dân sự có đương sự bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, Tạp chí Nghề Luật, số 07/2020)

Tại khoản 2 Điều 23 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: “Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”. Khi một người không còn căn cứ để tuyên bố có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người này có thể tự yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Ngoài ra, pháp luật còn cho phép những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hoặc cơ quan tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.

Một người chỉ được coi là đã phục hồi đầy đủ năng lực hành vi dân sự khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi. Khi Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì năng lực hành vi dân sự của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ được khôi phục bình thường. Khi đó người này có quyền tham gia xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự.

Đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi quy định tại Điều 376 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

Để Tòa án ra quyết định tuyên một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì những chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án tuyên phải làm đơn yêu cầu, bao gồm các nội dung: Ngày, tháng, năm viết đơn; Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết đơn; Tên, địa chỉ của người yêu cầu; Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó; Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu (nếu có); Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu; Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.

Vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết ở đây chính là yêu cầu Tòa án tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Khi gửi đơn yêu cầu tới Tòa án thì người gửi đơn cần đồng thời gửi kèm theo đơn những căn cứ, tài liệu chứng minh rằng yêu cầu của mình là có căn cứ.

Đối với đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người yêu cầu cần gửi kèm theo đơn kết luận của cơ quan chuyên môn và các chứng cứ khác để chứng minh người đó có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của mình. Cơ quan chuyên môn ở đây được hiểu là cơ quan giám định.

Điều 23. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

2. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Văn phòng Luật sư Nhân Chính

Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Người có khó khăn trong nhận thức Người có khó khăn trong làm chủ hành vi Thủ tục yêu cầu người có khó khăn trong nhận thức Thủ tục yêu cầu người có khó khăn trong làm chủ hành vi Người thành niên Tình trạng thể chất Tình trạng tinh thần Không đủ khả năng nhận thức Không đủ khả năng làm chủ hành vi Chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự Trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ luật sư uy tín Dịch vụ pháp lý Danh sách luật sư Hà Nội Danh bạ luật sư Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam Luật luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Nhân Chính Law Firm Lawyer Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Cần tìm luật sư Tìm luật sư Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư giỏi Hà Nội Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư hợp đồng Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai Luật sư thừa kế Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư hôn nhân và gia đình Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư nổi tiếng Luật sư hòa giải luật sư đối thoại Luật sư đàm phán Luật sư quận Ba Đình Luật sư quận Cầu Giấy Luật sư quận Hoàn Kiếm Luật sư quận hai bà trưng Luật sư quận Đống Đa Luật sư quận Tây Hồ Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư quận Bắc Từ Liêm Luật sư quận Hà Đông Luật sư quận Long Biên Luật sư quận nam Từ Liêm Luật sư huyện Ba Vì Luật sư huyện Chương Mỹ Luật sư huyện Đan Phượng Luật sư huyện Đông Anh Luật sư huyện Gia Lâm Luật sư huyện Hoài Đức Luật sư huyện Mê Linh Luật sư huyện Mỹ Đức Luật sư huyện Phú Xuyên Luật sư huyện Phúc Thọ Luật sư huyện Quốc Oai Luật sư huyện Sóc Sơn Luật sư huyện Thạch Thất Luật sư huyện Thanh Oai Luật sư huyện Thanh Trì Luật sư huyện Thường Tín Luật sư huyện Ứng Hòa Luật sư thị xã Sơn Tây Pháp luật Pháp lý Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư 0983951338 0936683699