Language:

Hợp đồng mượn tài sản

Hợp đồng mượn tài sản (Điều 494)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 494 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng mượn tài sản. Theo đó, hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản (Điều 495)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 495 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định đối tượng của hợp đồng mượn tài sản. Theo đó, tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản.
Bộ luật Dân sự năm 2015
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 24/11/2015, Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017.
Nghĩa vụ của bên mượn tài sản (Điều 496)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 496 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của bên mượn tài sản. Theo đó, bên mượn tài sản có những nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa; không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
Quyền của bên mượn tài sản (Điều 497)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 497 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền của bên mượn tài sản. Theo đó, bên mượn tài sản có các quyền được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận; yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thỏa thuận.
Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản (Điều 498)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 498 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản. Theo đó, bên cho mượn tài sản có nghĩa vụ cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có; Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận; Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.
Quyền của bên cho mượn tài sản (Điều 499)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 499 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền của bên cho mượn tài sản. Theo đó, bên cho mượn tài sản có quyền đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.