Tại Điều 494 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng mượn tài sản. Theo đó, hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
Theo quy định thì quan hệ mượn tài sản được hình thành kể từ thời điểm chuyển giao tài sản. Sau khi các bên thỏa thuận xong nội dung cơ bản của hợp đồng nhưng chưa chuyển giao tài sản, không thể bắt buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ của họ. Trong hợp đồng mượn tài sản, bên cho mượn chuyển giao tài sản của mình cho bên kia sử dụng trong một thời hạn theo thỏa thuận mà không nhận được sự đền bù nào từ bên mượn tài sản. Do vậy vì lợi ích của bên mượn sản nên bên cho mượn tự giác tham gia hợp đồng mà không tính toán đến lợi ích kinh tế. Sau khi bên cho mượn đã đồng ý cho bên kia mượn tài sản nhưng vì một lý do nào đó họ không chuyển giao tài sản cho bên mượn thì không thể buộc bên có tài sản phải thực hiện lời hứa của mình. Vì vậy hợp đồng mượn tài sản là một hợp đồng thực tế.
Từ quy định tại Điều 494 Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể thấy hợp đồng mượn tài sản được xác lập giữa hai chủ thể với nhau là bên có tài sản (bên cho mượn) và bên có nhu cầu sử dụng tài sản (bên mượn). Bên cho mượn là người có quyền sở hữu tài sản hoặc là người có quyền được chuyển dịch. Bên cho mượn tham gia hợp đồng dựa trên ý chí tự nguyện, muốn giúp đỡ cho bên mượn. Bên mượn là bên có nhu cầu sử dụng tài sản thuộc sở hữu của bên có tài sản. Bên mượn có thể thỏa thuận với bên có tài sản về việc mượn tài sản, có nghĩa vụ bảo quản giữ gìn tài sản trong khi sử dụng và trả lại đúng tài sản đã mượn khi hết hạn, khi mục đích đã đạt được hoặc khi bên cho mượn yêu cầu.
Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng không có đền bù, bên mượn tài sản có quyền sử dụng tài sản của bên cho mượn mà không phải trả tiền sử dụng tài sản. Trong hợp đồng mượn tài sản, bên cho mượn chuyển giao tài sản của mình cho bên kia mượn sử dụng trong một thời hạn nhất định mà không nhận được lợi ích gì từ bên mượn, trong hợp đồng mượn tài sản chi duy nhất bên mượn là thu được lợi ích từ việc sử dụng tài sản mượn, còn bên cho mượn thì không. Việc sử dụng tài sản của bên mượn không phải trả tiền.
Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng đơn vụ, bên cho mượn tài sản có quyền yêu cầu bên mượn trả lại tài sản mượn khi tới hạn hoặc mục đích mượn đã đạt được. Bên mượn có nghĩa vụ trả lại tài sản mượn theo yêu cầu của bên cho mượn. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ duy nhất một bên có nghĩa vụ, trong hợp đồng mượn tài sản, bên cho mượn tài sản vì lợi ích của bên mượn mà tự giác tham gia hợp đồng, theo đó, khi đến thời hạn trả lại tài sản hoặc mục đích mượn tài sản đã đạt được thì họ có quyền yêu cầu bên mượn trả lại tài sản. Trong khi bên mượn thì có nghĩa vụ phải trả lại tài sản khi đến hạn, đã đạt được mục đích khi sử dụng tài sản hoặc bên cho mượn yêu cầu trả lại.
Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế, khi chuyển giao tài sản cho bên mượn là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Quan hệ cho mượn tài sản hình thành từ thời điểm chuyển giao tài sản trên thực tế. Điều đó đồng nghĩa với việc, dù các bên đã thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng nhưng chưa chuyển giao tài sản, thì không thể buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ của họ, trong hợp đồng mượn tài sản bên cho mượn chuyển giao tài sản cho bên mượn mà không nhận được sự đền bù nào. Do đó, bên cho mượn tự giác tham gia hợp đồng vì lợi ích của bên mượn tài sản mà không đòi hỏi bất kỳ lợi ích kinh tế nào. Sau khi bên cho mượn đã đồng ý cho mượn tài sản, nhưng vì một lý do nào đó mà họ không thể chuyển giao tài sản thì cũng không thể buộc họ phải thực hiện theo lời hứa của mình, hợp đồng cho mượn tài sản là hợp đồng thực tế chỉ phát sinh hiệu lực khi tài sản được chuyển giao cho bên mượn trên thực tế.
Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản là vật đặt định không tiêu hao. Sau khi sử dụng tài sản mượn, bên mượn phải trả lại đúng tài sản đã mượn cho bên cho mượn. Nếu tài sản mượn bị mất, hư hỏng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về bên mượn tài sản đó.
Hình thức của hợp đồng cho mượn tài sản có thể được thỏa thuận bằng văn bản hoặc bằng miệng. Thông thường thì các bên hay lựa chọn hình thức thỏa thuận miệng.
Điều 494. Hợp đồng mượn tài sản
Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338