Language:
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 588)
23/03/2024
icon-zalo

Theo quy định pháp luật, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự, theo đó, người vi phạm nghĩa vụ pháp lý gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất do mình gây ra mà giữa người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và người bị thiệt hại không giao kết hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc hành vi thực hiện hợp đồng. Vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Chương XX của Bộ luật Dân sự năm 2015 từ Điều 584 đến Điều 608. Hành vi gây thiệt hại có thể được thực hiện bởi bất kỳ chủ thể nào trong xã hội nhưng không phải chủ thể nào cũng có khả năng thực hiện việc bồi thường, việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường còn phụ thuộc vào năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của từng chủ thể.

Tại Điều 588 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại. Theo đó, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Có thể thấy thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là thời hạn do pháp luật quy định mà trong thời hạn đó, người bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc người gây thiệt hại phải thực hiện trách nhiệm bồi thường, thực tế khi một bên có hành vi gây thiệt hại cho bên kia, các bên có thể thỏa thuận về các vấn đề như mức độ thiệt hại, mức bồi thường, thời hạn thực hiện nghĩa vụ bồi thường… Nếu các bên có thể thỏa thuận với nhau và thực hiện quyền, nghĩa vụ đầy đủ thì không làm phát sinh việc khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Song trong nhiều trường hợp các bên không thể thỏa thuận, thống nhất ý chí với nhau, thì để bảo vệ lợi ích của mình người bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại.

Đối chiếu quy định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự năm 2015 thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Thời điểm 03 năm được tính kể từ khi người bị thiệt hại biết về việc quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm.  Vì trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh kể từ thời điểm có hành vi trái pháp luật gây nên thiệt hại, khi có thiệt hại xảy ra, tức chủ thể bị tổn hại về vật chất, tinh thần, kể từ thời điểm đó bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu, thỏa thuận, thống nhất ý chí với bên gây thiệt hại về việc thực hiện bồi thường.

Tòa án là cơ quan quyền lực Nhà nước, khi nhận được yêu cầu của người bị thiệt hại phải xem xét toàn bộ vấn đề như thiệt hại xảy ra có làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại không, mức độ thiệt hại, mức độ lỗi, căn cứ giảm mức bồi thường, mức độ bồi thường… Vì thế nếu thời hạn khởi kiện dài hơn thì việc xác định những dấu hiệu trên sẽ rất khó khăn; quy định này nhằm đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với những quy định khác trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Có nhiều trường hợp sự kiện phát sinh cùng thời điểm, mà thời hiệu khởi kiện khác nhau thì sẽ tạo ra sự bất hợp lý. Có thể kể ra như: Tại khoản 3 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Ví dụ: H điều khiển xe ôtô chạy quá tốc độ gây tai nạn làm L bị thương tích 61%, nhưng ngay trong ngày hôm đó H chết, khi H chết thì H có để lại di sản thừa kế, có vợ và con của H là người thừa kế theo pháp luật của H. Thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại và thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại bắt đầu từ ngày mà H gây ra tai nạn cho L cũng là ngày mà H là người để lại di sản qua đời. Nếu thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngắn hơn hoặc dài hơn thời hạn khởi kiện về thừa kế thì sẽ tạo ra sự bất đồng trong quy định pháp luật.

Ngoài ra, Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP ngày 06/9/2022 do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao đã ban hành hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tại Điều 5 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 588 của Bộ luật Dân sự. Cụ thể, việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2017 (ngày Bộ luật Dân sự có hiệu lực) và đương sự khởi kiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đều là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Thời điểm người có quyền yêu cầu biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là khi họ nhận ra được hoặc có thể khẳng định được về việc quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Trường hợp người có quyền yêu cầu phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là trong điều kiện, hoàn cảnh bình thường, nếu có thiệt hại xảy ra thì người đó biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc trường hợp pháp luật có quy định phải biết.

Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Văn phòng Luật sư Nhân Chính

Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại Khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại Yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Thời hiệu khởi kiện Thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm Người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết Quyền lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bồi thường thiệt hại Thiệt hại ngoài hợp đồng Ngoài hợp đồng hợp đồng Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Điều 588 Bộ luật dân sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ luật sư uy tín Dịch vụ pháp lý Danh sách luật sư Hà Nội Danh bạ luật sư Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam Luật luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Nhân Chính Law Firm Lawyer Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Cần tìm luật sư Tìm luật sư Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư giỏi Hà Nội Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư hợp đồng Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai Luật sư thừa kế Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư hôn nhân và gia đình Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư nổi tiếng Luật sư hòa giải luật sư đối thoại Luật sư đàm phán Luật sư quận Ba Đình Luật sư quận Cầu Giấy Luật sư quận Hoàn Kiếm Luật sư quận hai bà trưng Luật sư quận Đống Đa Luật sư quận Tây Hồ Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư quận Bắc Từ Liêm Luật sư quận Hà Đông Luật sư quận Long Biên Luật sư quận nam Từ Liêm Luật sư huyện Ba Vì Luật sư huyện Chương Mỹ Luật sư huyện Đan Phượng Luật sư huyện Đông Anh Luật sư huyện Gia Lâm Luật sư huyện Hoài Đức Luật sư huyện Mê Linh Luật sư huyện Mỹ Đức Luật sư huyện Phú Xuyên Luật sư huyện Phúc Thọ Luật sư huyện Quốc Oai Luật sư huyện Sóc Sơn Luật sư huyện Thạch Thất Luật sư huyện Thanh Oai Luật sư huyện Thanh Trì Luật sư huyện Thường Tín Luật sư huyện Ứng Hòa Luật sư thị xã Sơn Tây Pháp luật Pháp lý Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư 0983951338 0936683699