Language:

Tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Vướng lao lý vì đòi nợ trái pháp luật, góc nhìn pháp lý
Luật sư Hà Thị Khuyên - Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, quan hệ vay tài sản là quan hệ dân sự hợp pháp được pháp luật thừa nhận, được điều chỉnh bởi các quy định về hợp đồng vay tài sản trong Bộ luật Dân sự, việc vay mượn có thể được các bên lập thành văn bản hoặc thông qua lời nói, hành vi cụ thể được quy định Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 về hình thức hợp đồng.
Quy định về lãi suất tại Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 có áp dụng đối với hợp đồng vay tài sản được xác lập trước ngày 01-01-2017 hay không?
Vướng mắc: Quy định về lãi suất tại Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 có áp dụng đối với hợp đồng vay tài sản được xác lập trước ngày 01/01/2017 hay không? Công văn số 01/GĐ-TANDTC ngày 25/7/2016 của Toà án nhân dân tối cao về việc Giải đáp một số vấn đề về hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự.
Lãi suất (Điều 468)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về lãi suất. Theo đó, lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn (Điều 469)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 469 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn. Theo đó, đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.
Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn (Điều 470)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 470 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn. Theo đó, đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Họ, hụi, biêu, phường (Điều 471)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 471 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hình thức họ, hụi, biêu, phường. Theo đó, họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật Dân sự. Pháp luật nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.
Giấy xác nhận nợ
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính tư vấn và soạn thảo giấy xác nhận nợ theo yêu cầu của khách hàng, khách hàng chỉ cần cung cấp nhưng thông tin cơ bản, chúng tôi sẽ tiếp nhận và soạn thảo giấy xác nhận này, đảm bảo đầy đủ nội dung, chặt chẽ và đúng quy định pháp luật, giấy xác nhận này là căn cứ nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của các bên.
Chuyển khoản tiền cho vay không có giấy vay, thì có đòi được?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích tại Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự. Theo đó, giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể; giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
Căn cứ tính lãi suất trong tranh chấp hợp đồng vay tài sản
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại khoản 1 Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hợp đồng vay tài sản được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 được Quốc hội thông qua ngày 18-01-2024. Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể, phá sản tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, giải thể, chấm dứt hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; việc thành lập, hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán, xử lý nợ.
Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 201 Bộ luật Hình sự về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 201 Bộ luật Hình sự về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự. Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (sau đây viết tắt là Bộ luật Hình sự) và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. “Cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự. Trường hợp cho vay bằng tài sản khác (không phải là tiền) thì khi giải quyết phải quy đổi giá trị tài sản đó thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay.