Language:
Lãi suất (Điều 468)
26/12/2023
icon-zalo

Theo quy định tại khoản 2 Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã sửa đổi lại quy định trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự. Quy định này là hợp lý, bởi lẽ mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền phải căn cứ vào mức lãi suất thỏa thuận trước đây do hai bên ghi nhận trong hợp đồng chứ không phải mang tính bắt buộc, qua đó nhằm bảo vệ quyền lợi của bên có quyền, tăng trách nhiệm của bên có nghĩa vụ. Tuy nhiên, mức lãi suất mà hai bên thỏa thuận phải phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015; đồng thời đối với trường hợp hai bên không thỏa thuận lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ thì áp dụng lãi suất bắt buộc theo quy định pháp luật mà cụ thể là áp dụng mức lãi suất theo khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Quy định này cho thấy đã loại trừ việc áp dụng mức lãi suất trần cho vay là 20% trong trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Đồng thời ttại khoản 2 Điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2022 quy định trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác. Và tại khoản 2 và khoản 3 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật; Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để đảm bảo an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. Từ quy định của các luật chuyên ngành cho thấy chỉ trong trường hợp có diễn biến bất thường thì mới có sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước bằng việc quy định cơ chế xác định lãi suất trong quan hệ giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, còn trong điều kiện bình thường thì lãi suất cho vay giữa các tổ chức tín dụng với khách hàng theo cơ chế tự thỏa thuận mà không có lãi suất trần.

Như vậy, quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã loại trừ việc áp dụng mức lãi suất trần 20%/năm đối với hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, mà lãi suất cho vay đối với hợp đồng tín dụng giữa các tổ chức tín dụng với khách hàng sẽ được điều chỉnh bởi Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng cho thấy việc xác định lãi suất trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng được áp dụng theo cơ chế tự thỏa thuận, nhưng lại kèm theo cụm từ theo quy định của pháp luật. Do đó, có quan điểm cho rằng việc này sẽ làm cho các tổ chức tín dụng, khách hàng có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng và các cơ quan chức năng thực thi pháp luật lúng túng không biết áp dụng theo pháp luật về tín dụng ngân hàng (không áp dụng trần lãi suất cho vay) hay theo pháp luật dân sự (áp dụng trần lãi suất cho vay), nên cần phải có quy định cụ thể và rõ ràng hơn về việc áp dụng lãi suất này. Hoặc quan điểm khác lại cho rằng, qua quy định nêu trên cho thấy thực tế khi áp dụng hoạt động cho vay các tổ chức tín dụng cần phải dẫn chiếu ngược lại quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thỏa thuận không được vượt quá mức 20%/năm. Việc dẫn chiếu qua lại lẫn nhau của các văn bản này đang gây lúng túng trong việc áp dụng pháp luật cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng và Tòa án chưa có sự thống nhất cụ thể nếu có tranh chấp về lãi suất cho vay các Tòa án lập luận áp dụng mức khác nhau.

Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm quy định về áp dụng pháp luật về lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng. Theo đó, lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng do các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Luật các tổ chức tín dụng tại thời điểm xác lập hợp đồng, thời điểm tính lãi suất. Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, Tòa án áp dụng quy định của Luật các tổ chức tín dụng, văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Luật các tổ chức tín dụng để giải quyết mà không áp dụng quy định về giới hạn lãi suất của Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định lãi, lãi suất.

Còn mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 được tính bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự là 20%/năm nên được xác định là 10%/năm tương ứng với 0,83 %/tháng. Theo quy định tại khoản 5 Điều 466 Bộ luạt Dân sự năm 2015, bên cạnh tiền gốc thì bên vay có trách nhiệm thanh toán cho bên cho vay các khoản lãi, bao gồm lãi trên nợ gốc trong thời hạn hợp đồng vay; lãi đối với phần tiền lãi chậm trả trong thời hạn hợp đồng vay và lãi trên nợ gốc quá hạn.

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Văn phòng Luật sư Nhân Chính

Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Lãi suất Lãi suất vay do các bên thỏa thuận Thỏa thuận về lãi suất Lãi suất theo thỏa thuận Không được vượt quá 20%/năm Khoản tiền vay Lãi suất giới hạn Mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực Thỏa thuận về việc trả lãi Không xác định rõ lãi suất Tranh chấp về lãi suất Lãi suất bằng 50% mức lãi suất giới hạn Thời điểm trả nợ Hợp đồng vay tài sản Tranh chấp hợp đồng vay tài sản Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ luật sư uy tín Dịch vụ pháp lý Danh sách luật sư Hà Nội Danh bạ luật sư Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Nhân Chính Law Firm Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư hợp đồng Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai Luật sư thừa kế Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư hôn nhân và gia đình Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư nổi tiếng Luật sư hòa giải luật sư đối thoại Luật sư đàm phán Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư 0983951338 0936683699 Luật ngân hàng Luật các tổ chức tín dụng Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP