Language:

Quyền sở hữu của chủ thể khác

Quyền hưởng dụng (Điều 257)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 257 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền hưởng dụng. Theo đó, quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.
Hiệu lực của quyền hưởng dụng (Điều 259)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 259 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hiệu lực của quyền hưởng dụng. Theo đó, quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Quyền hưởng dụng đã được xác lập có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Thời hạn của quyền hưởng dụng (Điều 260)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về thời hạn của quyền hưởng dụng. Theo đó, thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân; Người hưởng dụng có quyền cho thuê quyền hưởng dụng trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Dân sự.
Quyền của người hưởng dụng (Điều 261)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 261 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền của người hưởng dụng. Theo đó, quyền của người hưởng dụng có thể: (1) Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng; (2) Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 263 của Bộ luật Dân sự, trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí; (3) Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản.
Nghĩa vụ của người hưởng dụng (Điều 262)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 262 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ của người hưởng dụng, cụ thể: Tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện đăng ký nếu luật có quy định; khai thác tài sản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của tài sản; giữ gìn, bảo quản tài sản như tài sản của mình; hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu khi hết thời hạn hưởng dụng.
Hoàn trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng (Điều 266)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 266 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc hoàn trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng. Theo đó, tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng phải được hoàn trả cho chủ sở hữu khi chấm dứt quyền hưởng dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.