Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật. Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại. Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ.
Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Tại Điều 216 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc quản lý tài sản chung. Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Do tài sản thuộc quyền sở hữu của nhiều chủ thể nên các chủ thể phải thông nhất trong việc quản lí và sử dụng tài sản chung, trên cơ sở nguyên tắc nhất trí khi quản lý tài sản chung, khi thực hiện việc quản lí tài sản thì các chủ sở hữu phải cùng nhau nhất trí, trừ khi có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Khi có thỏa thuận khác được hiểu là các đồng sở hữu đã thỏa thuận chỉ cần một tỷ lệ nhất định các thành viên đồng ý là các vấn đề liên quan đến việc quản lí tài sản sẽ có hiệu lực. Pháp luật có quy định khác tức là tùy thuộc vào đối tượng tài sản là gì mà căn cứ vào các luật chuyên ngành để thực hiện việc quản lí tài sản.
Đối với các loại tài sản chung trong cộng đồng thì được quản lý bởi các thành viên trong cộng đồng quản lý việc người quản lý tài sản chung dựa trên nguyên tắc nhất chí. Song với đó là quy định về quản lý tài sản chung của gia định thì được thực hiện bởi các thành viên có sự đống góp tài sản được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Tuy nhiên, đối với tài sản chung của hộ gia đình hay là tài sản chung trong cộng đồng thì việc quản lý tài sản để được các thành viên thống nhật dựa trên quy định của pháp luật biện hành.
Điều 216. Quản lý tài sản chung
Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338