Hiện nay có nhiều lý do khác nhau mà một cá nhân hay pháp nhân không thể tham gia các quan hệ dân sự mà họ phải nhờ người khác giúp mình thể hiện ý chí và nguyện vọng với chủ thể khác. Để giúp cho các giao dịch dân sự diễn ra bình thường pháp luật cho phép hình thành hợp đồng ủy quyền giữa bên ủy quyền và bên dược ủy quyền, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Theo quy định pháp luật thì hợp đồng ủy quyền làm phát sinh hai mối quan hệ pháp lý cùng tồn tại song song với nhau, đó là (1) quan hệ giữa người ủy quyền và người được ủy quyền; trong quan hệ này, bên được ủy quyền thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền trong phạm vi thẩm quyền theo các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định; (2) quan hệ giữa người được ủy quyền và người thứ ba; người thứ ba là người xác lập giao dịch dân sự với người được ủy quyền; bên được ủy quyền nhân danh bên ủy quyền tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với bên thứ ba. Bên được ủy quyền có quyền và nghĩa vụ nhất định với người thứ ba của giao dịch. Mục đích của việc ủy quyền là giúp thực hiện công việc của bên ủy quyền. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà bên được ủy quyền không thể thực hiện được công việc đã được giao phó. Trong trường hợp đó, pháp luật cho phép bên bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác.
Tại Điều 568 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền của bên ủy quyền. Theo đó, bên ủy quyền có quyền: Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền. Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật Dân sự. Cụ thể:
Quyền yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền, quyền được biết các thông tin liên quan đến công việc ủy quyền, đây là quy định cần thiết vì bên được ủy quyền nhân danh avf thay bên ủy quyền thực hiện công việc trên thực tế, còn về mặt pháp lý bên ủy quyền mới thực sự là chủ thể của các giao dịch đó, pháp luật đã trao cho bên ủy quyền quyền được yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đầy đủ các thông tin liên quan đến việc ủy quyền như: tiến độ thực hiện công việc, khối lượng và chất lượng công việc thực hiện, các khó khăn và vướng mắc gặp phải trong quá trình xử lý. Việc yêu cầu thông báo là quyền lợi hợp pháp và cần thiết, theo đó, bên ủy quyền dù không trực tiếp tham gia thực hiện nhưng vẫn có thể nắm bắt, kiểm tra quá trình thực hiện công việc đó, điều này làm giảm tình trạng bên được ủy quyền lạm dụng ủy quyền thực hiện hành vi gây bất lợi cho bên ủy quyền.
Quyền yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, theo đó ên ủy quyền có quyền yêu cầu bên được ủy quyền trả lại tài sản đã giao, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc khi thời hạn ủy quyền chấm dứt; quyền yêu cầu trả lại tài sản phát sinh khi bên ủy quyền chuyển giao cho bên được ủy quyền những tài sản nhằm phục vụ cho quá trình thực hiện việc ủy quyền; việc chuyển giao chỉ mang tính tạm thời trong thời hạn ủy quyền, chứ không phải chuyển giao quyền sở hữu nên khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng bên được ủy quyền phải trao trả cho bên ủy quyền; những lợi ích phát sinh từ việc ủy quyền chính là kết quả của việc thực hiện công việc nhân danh và vì lợi ích của bên ủy quyền, được bên được ủy quyền thu được sau khi thực hiện việc ủy quyền.
Quyền được bồi thường thiệt hại, Khi giao kết hợp đồng bên ủy quyền mong muốn bên được ủy quyền sẽ thực hiện đúng nghĩa vụ để mang lại lợi ích cho mình. Vì vậy, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ thì bên ủy quyền được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra; bởi khi một chủ thể có hành vi vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại cho chủ thể khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận. Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích của bên ủy quyền là bên có quyền lợi lệ thuộc vào bên được ủy quyền, đồng thời nâng cao ý thức của bên được ủy quyền trong quá trình thực hiện việc ủy quyền.
Như vậy, có thể thấy bên ủy quyền có quyền kiểm soát các hành vi thực hiện giao dịch của bên được ủy quyền. Nếu bên được ủy quyền thực hiện nghĩa vụ của mình không đúng hoặc có thể gây thiệt hại, bên ủy quyền có thể đình chỉ việc ủy quyền. Sau khi bên được ủy quyền thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng ủy quyền, bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên được ủy quyền phải chuyển giao tài sản, các giấy tờ, phương tiện cần thiết thực hiện việc ủy quyền, trừ trường hợp phương tiện, giấy tờ không còn do việc thực hiện nhiệm vụ ủy quyền.
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền: Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; Nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý; Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
Điều 568. Quyền của bên ủy quyền
1. Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.
2. Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338