Language:
Thù lao (Điều 337)
07/09/2023
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Tại Điều 337 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thù lao. Theo đó, bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận.

Bên bảo lãnh được nhận một số tiền được xem là thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận về điều này dựa trên quy định tại Điều 337 Bộ luật Dân sự năm 2015. Điều này có nghĩa là, bên bảo lãnh được nhận một số tiền thù lao nếu 2 bên có thỏa thuận.

Điều 18 Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về mức phí bảo lãnh của ngân hàng cụ thể như sau: Mức phí bảo lãnh được thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và bên được bảo lãnh; Trong trường hợp thực hiện đồng bảo lãnh, các bên tham gia đồng bảo lãnh thỏa thuận mức phí bảo lãnh cho mỗi bên căn cứ nào mức phí thu được của bên được bảo lãnh và tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh; Trường hợp bảo lãnh cho một nghĩa vụ liên đới thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận với từng khách hàng về mức phí phải trả trên cơ sở nghĩa vụ liên đới tương ứng của mỗi khách hàng trừ khi có thỏa thuận khác. Như vậy, có thể thấy mức phí bảo lãnh trong một hợp đồng thông thường do các bên tự do thỏa thuận.

Quyền lợi của bên bảo lãnh, được bên được bảo lãnh hoàn trả các nghĩa vụ tài chính mà bên bảo lãnh đã thực hiện thay; được thanh toán các khoản thù lao mà các bên đã thỏa thuận.

Nghĩa vụ của bên bảo lãnh, thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo nghĩa vụ bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh không thực hiện/thực hiện không đúng, đủ; thực hiện nghĩa vụ khi có yêu cầu của bên nhận bảo lãnh; lên đới thực hiện bảo lãnh nếu nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ.

Nghĩa vụ của bên được bảo lãnh, chi trả các khoản thù lao như đã cam kết với bên bảo lãnh; hoàn trả đầy đủ các phần nghĩa vụ mà bên bảo lãnh đã thực hiện thay cho bên được bảo lãnh, thực hiện đúng, đầy đủ về các nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng với bên nhận bảo lãnh.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh, được quyền yêu cầu bên bảo lãnh bồi thường thiệt hại trong trường hợp xảy ra vi phạm về nghĩa vụ bảo lãnh, miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 341 Bộ luật Dân sự năm 2015, yêu cầu người đại diện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nếu nhiều người cùng bảo lãnh cho một người.

Điều 337. Thù lao

Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338