Language:
Tội đào nhiệm (Điều 363)
11/09/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Tội đào nhiệm xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức liên quan đến việc quản lý cán bộ, công chức; làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức; gây ra hậu quả nghiêm trọng cho chính các cơ quan, tổ chức có người đào nhiệm và cho xã hội. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội đào nhiệm quy định tại Điều 363 Bộ luật Hình sự năm 2015. 

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm có thể là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức. Chủ thể của Tội đào nhiệm phải thỏa mãn điều điện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XXIII Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của Tội đào nhiệm là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Khách thể của tội phạm:

Khách thể của Tội đào nhiệm xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức liên quan đến việc quản lý cán bộ, công chức; làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức; gây ra hậu quả nghiêm trọng cho chính các cơ quan, tổ chức có người đào nhiệm và cho xã hội.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, mong muốn để hậu quả đó xảy ra hoặc dù không mong muốn nhưng vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Mặt khách quan của tội phạm:

Tội phạm này chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là từ bỏ nhiệm vụ công tác; biểu hiện của hành vi này cũng đa dạng như: Bỏ hẳn cơ quan, tổ chức mà mình là cán bộ, công chức; không thực hiện nhiệm vụ được giao và những hành vi khác từ bỏ nhiệm vụ công tác của mình.

Bỏ cơ quan, tổ chức mà mình là cán bộ, công chức là tự ý bỏ việc để đến làm việc ở cơ quan, tổ chức khác không được sự đồng ý của người có thẩm quyền. Thông thường trường hợp này, người phạm tội từ bỏ luôn chức danh cán bộ, công chức để làm một việc có thu nhập cao hơn như: bỏ cơ quan Nhà nước để làm kinh tế tư nhân; bỏ Bệnh viện ra thành lập trung tâm khám chữa bệnh tư nhân.v.v.. Hành vi này tương tự như hành vi đào ngũ trong tội đào ngũ, tức là bỏ luôn cơ quan, tổ chức và không công tác ở cơ quan, tổ chức mà mình là cán bộ, công chức nữa. Loại hành vi này dễ xác định. Tuy nhiên, trong trường hợp cán bộ, công chức đã làm đơn xin nghỉ việc hoặc đã thông báo xin nghỉ việc cho người có trách nhiệm trong cơ quan, tổ chức mà mình công tác nhưng đã hết thời hạn giải quyết mà cơ quan, tổ chức không trả lời cho cán bộ, công chức mà cán bộ, công chức đó tự bỏ việc thì không coi là đào nhiệm. Nếu đã có thông báo của cơ quan, tổ chức không đồng ý cho cán bộ, công chức nghỉ việc mà cố tình bỏ việc gây hậu quả nghiêm trọng thì vẫn có thể coi là đào nhiệm.

Hành vi không thực hiện nhiệm vụ được giao là hành vi từ bỏ nhiệm vụ công tác mà theo quy định thì người cán bộ, công chức này phải có trách nhiệm thực hiện như: Một giáo viên dạy toán được phân công lên vùng cao công tác, nhưng được một năm, người giáo viên này đã bỏ về quê vì không chịu được khó khăn dẫn đến thiếu giáo viên ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập của các em học sinh.

Nhiệm vụ công tác mà người phạm tội cố ý từ bỏ là nhiệm vụ mà theo pháp luật hoặc theo điều lệ của cơ quan, tổ chức giao thường xuyên hoặc đột xuất. Dù là thường xuyên hay nhiệm vụ đột xuất thì nhiệm vụ đó phải là nhiệm vụ công (công vụ). Đây là dấu hiệu rất quan trọng để xác định người từ bỏ nhiệm vụ có phải là người đào nhiệm hay không. Nếu nhiệm vụ mà người từ bỏ không phải là nhiệm vụ công thì người có hành vi từ bỏ không phải là đào nhiệm mà tuỳ trường hợp cụ thể người đó chỉ vi phạm luật lao động.

Hậu quả của hành vi đào nhiệm là những thiệt hại về vật chất và phi vật chất cho cơ quan, tổ chức và cho con người. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này, nếu đào nhiệm mà chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, thì chưa cấu thành tội phạm. Nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều luật.

Hình phạt:

- Khoản 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Khoản 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

- Khoản 3: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 363. Tội đào nhiệm

1. Người nào là cán bộ, công chức, viên chức mà cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Lôi kéo người khác đào nhiệm;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

c) Phạm tội trong hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc trong trường hợp khó khăn đặc biệt khác của xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Tội đào nhiệm Cán bộ công chức Cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác Từ bỏ nhiệm vụ công tác gây hậu quả nghiêm trọng Luật cán bộ công chức Luật viên chức Lôi kéo người khác đào nhiệm Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ Điều 363 Bộ luật hình sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội 0983951338 0936683699 Viên chức Từ bỏ nhiệm vụ công tác