Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công. Tại Điều 548 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trách nhiệm chịu rủi ro trong hợp đồng gia công; rủi ro về tài sản được hiểu là những tổn thất xảy đến với chính tài sản có thể xuất hiện do khách quan hoặc tiềm ẩn ngay trong nội tại của tài sản đó. Trong hợp đồng gia công, Bộ luật dân sự dự liệu điều luật quy định trách nhiệm chịu rủi ro, ý nghĩa của quy định này nhằm xác định chủ thể nào phải chịu trách nhiệm khi những rủi ro xảy đến đối với tài sản - vật được gia công.
Tại Điều 548 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trách nhiệm chịu rủi ro. Theo đó, cho đến khi giao sản phẩm cho bên đặt gia công, bên nào là chủ sở hữu của nguyên vật liệu thì phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận, kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi bên nhận gia công chậm giao sản phẩm mà có rủi ro đối với sản phẩm gia công thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên đặt gia công.
(1) Bên nhận gia công có thể là cá nhân, tổ chức thực hiện công việc gia công, sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công. Bên gia công không chỉ phải chịu chịu rủi ro với tài sản là đối tượng của hợp đồng gia công, mà còn phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu sử dụng để chế tạo ra tài sản đó. Trách nhiệm của bên gia công được xác định kể từ thời điểm nhận gia công đến khi chuyển giao tài sản đó cho bên đặt gia công; căn cứ vào quy định của pháp luật thì bên gia công chỉ phải chịu rủi ro đối với sản phẩm và nguyên vật liệu tạo nên sản phẩm khi nguyên vật liệu đó do bên gia công mua; bên gia công đồng thời là bên chuyển giao nguyên vật liệu. Trong hợp đồng gia công, bên đặt gia công có thể mua nguyên vật liệu và giao cho bên gia công thực hiện công việc gia công tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Trong nhiều trường hợp bên đặt gia công trao toàn bộ công việc cho bên gia công, tức bên gia công tự mình mua nguyên vật liệu phù hợp và chế tạo ra tài sản theo thỏa thuận. Bên đặt gia công hoàn toàn tin tưởng vào kỹ năng chuyên môn, tay nghề, uy tín của bên gia công nên để thỏa thuận để bên gia công mua nguyên vật liệu và gia công sản phẩm, họ chỉ nhận lại kết quả cuối cùng là sản phẩm được tạo ra có đúng theo yêu cầu của họ. Bên gia công phải chịu mọi rủi ro về nguyên vật liệu và sản phẩm cho đến khi chuyển giao sản phẩm đó cho bên gia công.
Bên nhận gia công còn phải chịu trách nhiệm trong trường hợp chậm chuyển giao tài sản, khi xác lập hợp đồng gia công các bên có thỏa thuận về thời hạn thực hiện hợp đồng; bên gia công thực hiện gia công tài sản trong thời hạn đó, khi kết thúc thời hạn thì phải chuyển giao sản phẩm đã hoàn thành cho bên đặt gia công. Bên gia công phải chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn chậm trả và phải bồi thường thiệt hại cho bên đặt gia công nếu có thiệt hại xảy ra.
(2) Bên đặt gia công có thể là cá nhân, tổ chức có nhu cầu được bên gia công thực hiện công việc sản xuất, gia công tạo ra tài sản mới; bên gia công cũng phải chịu trách nhiệm về những rủi ro xảy ra với cả sản phẩm và nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm đó, bởi nguyên vật liệu và sản phẩm thực chất là một, không thể tạo nên sản phẩm nếu thiếu nguyên vật liệu; trách nhiệm của bên gia công được xác định dựa trên thời điểm xác lập quyền sở hữu của họ đối với nguyên vật liệu và tài sản. Cụ thể: Chịu trách nhiệm đối với tài sản và nguyên vật liệu trong thời hạn gia công; chịu trách nhiệm khi đến thời hạn nhận tài sản.
Điều 548. Trách nhiệm chịu rủi ro
Cho đến khi giao sản phẩm cho bên đặt gia công, bên nào là chủ sở hữu của nguyên vật liệu thì phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Khi bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận, kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Khi bên nhận gia công chậm giao sản phẩm mà có rủi ro đối với sản phẩm gia công thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên đặt gia công.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338