Language:
Vật tiêu hao và vật không tiêu hao (Điều 112)
12/02/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

 

Thế nào là vật tiêu hao và vật không tiêu hao?

 

Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Dân sự năm 2015. Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.

 

Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu theo khoản 2 Điều 112 Bộ luật Dân sự năm 2015.

 

Phân tích:

 

Việc xác định vật tiêu hao hay vật không tiêu hao rất quan trọng trong quan hệ pháp luật về tài sản. Chủ sở hữu của vật tiêu hao không thể kiện đòi lại vật, khi chủ thể khác đã chiếm hữu sử dụng vật tiêu hao của mình. Trong trường hợp này, chủ sở hữu chỉ có thể kiện đòi bồi thường thiệt hại về tài sản.

 

Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Về phương diện vật lý, mọi vật khi sử dụng đều bị hao mòn (tiêu hao). Trong pháp lý, Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Nó giảm trọng lượng hoặc đã biến đổi sang vật khác. Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn. Ví dụ: Xi măng, cát, xăng, dầu, thực phẩm… Vì vậy, khoản 1 Điều 112 Bộ luật Dân sự quy định về vật tiêu hao và tính chất của vật tiêu hao.

 

Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Ví dụ: Ô tô, xe máy, nhà cửa…

 

Điều 211 quy định về vật không tiêu hao, vật không tiêu hao với ý nghĩa là cảm nhận trực quan về hình thức của vật, mà chưa quy định về vật tiêu hao về bản chất thông qua công nghệ, kỹ thuật hay kinh nghiệm lao động, sản xuất. Trong xây dựng, người ta sử dụng các vật liệu xây dựng như xi măng, cát, sỏi, nước, sắt, vôi… để dựng lên một vật kiến trúc như ngôi nhà, cầu, cảng… thì các vật này trộn lẫn vào nhau tạo thành vật kiến trúc, các vật đã qua sử dụng cũng không giữ nguyên được hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng ban đầu. Sự kiện sử dụng vật trong trường hợp này cũng xác định các vật liệu xây dựng qua sử dụng cũng là vật tiêu hao về bản chất hóa – lý.

 

Vật tồn tại khách quan ở một trong ba trạng thái là rắn, lỏng và khí. Vì vậy, vật tồn tại ở thể lỏng, thể khí là vật tiêu hao sau một lần sử dụng. Thể lỏng như nước. Thể khí như ga, bình khí như ôxy sử dụng trong y học và trong công nghiệp là những vật tiêu hao.

 

Có một loại tài sản chưa được quy định trong Bộ luật Dân sự của năm 2015 đó là điện. Xét về mặt vật lý, điện là một dạng của vật chất gắn liền với tương tác điện điện từ, là một trong các loại tương tác cơ bản khác của vũ trụ, thể hiện bằng các tích. Điện có hai loại âm và dương, chúng có tính lượng tử với giá trị cơ bản. Khái niệm về điện được hiểu là năng lượng điện, là một loại tài sản được sử dụng trong sinh hoạt, trong sản xuất…, điện là năng lượng được sử dụng rộng rãi, phổ biến, tiện ích trong nền kinh tế quốc dân, và theo tính chất thì điện cũng là vật tiêu hao.

 

Điều 112. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao

1. Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.

2. Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

 

Liên hệ tư vấn và mời luật sư: 0936683699 - 0983951338