Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Quyền sở hữu là một trong những quyền cơ bản và quan trọng của chủ sở hữu trong việc định đoạt, chiếm hữu và sử dụng tài sản. Chủ sở hữu có thể thực hiện mọi hành vi đối với tài sản thuộc sở hữu của mình nhưng không được trái với pháp luật.
Nguồn gốc ban đầu của tài sản là lao động, vì vậy ai đã bỏ sức lao động ra thì có quyền sở hữu đối với những thu nhập có được do lao động hoặc do sản xuất kinh doanh hợp pháp. Đối với hoa lợi, lợi tức, quyền sở hữu được xác lập theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 222 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể: Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó. Người tiến hành hoạt động sáng tạo có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ hoạt động sáng tạo theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Các cá nhân, tập thể, pháp nhân có được tài sản mà những tài sản đó thông qua quá trình lao động, sản xuất, hoạt động kinh tế của mình mà có được thì họ có quyền sở hữu đối với những tài sản đó. Cũng như vậy đối với quyền sở hữu trí tuệ thì tài sản được tạo ra nhờ công sức và sự sáng tạo của cá nhân hay tổ chức nào thì cá nhân tổ chức đó có quyền sở hữu tài sản đó. Căn cứ về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Quy định này được hiểu trong quá trình lao động để tạo ra của cải, vật chất thì người tạo ra vật chất, của cải đó là người có quyền hưởng những sản phẩm do mình tạo ra. Và đó cũng là căn cứ để xác lập quyền sở hữu của người lao động đối với sản phẩm do mình làm.
Đối với hoạt động kinh doanh hợp pháp tạo ra lợi nhuận thì khi đó các chủ thể sẽ được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do mình tạo ra từ hoạt động kinh doanh hợp pháp đó. Bên cạnh đó, hoạt động sáng tạo ra đối tượng trí tuệ cũng là một căn cứ để xác lập quyền sở hữu. Ở đây quyền sở hữu đối với tài sản là trí tuệ hay tài sản vô hình. Do đó, các chủ thể sáng tạo ra và quyền sở hữu trí tuệ là một quyền bao gồm: Quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp; quyền liên quan đến quyền tác giả và quyền đối với giống cây trồng.
Như vậy, có thể thấy căn cứ xác lập quyền sở hữu rất đa dạng trong thực tiễn; về giới hạn của quyền sở hữu theo quy định thì chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác và đối với quyền sử dụng của người không phải chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật. Như vậy, quyền sở hữu phát sinh trên cơ sở luật định, các căn cứ này sẽ giúp cho chủ sở hữu xác lập được quyền sở hữu, đồng thời biết được quyền cũng như nghĩa vụ đối với tài sản phát sinh đó.
Điều 222. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó.
Người tiến hành hoạt động sáng tạo có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ hoạt động sáng tạo theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338