Language:
Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn (Điều 226)
07/06/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Theo cách hiểu thông thường thì trộn lẫn là pha trộn các vật với nhau để tạo thành vật mới, còn theo quy định của pháp luật thì khi tài sản thuộc sở hữu của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì kể từ thời điểm được trộn lẫn, vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của chủ sở hữu đó.

Tại Điều 226 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn như sau:

Thứ nhất, trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn.

Thứ hai, khi một người đã trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải của mình và không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn thì chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn có một trong các quyền sau đây: (1) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản của người đó; (2) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới.

Khi một tài sản mới được tạo ra do hệ quả của việc trộn lẫn tài sản của các chủ sở hữu khác nhau thì cần thiết phải xác định chủ thể nào có quyền sở hữu đối với tài sản mới được tạo ra. Việc xác định chủ sở hữu của tài sản được hình thành do trộn lẫn phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm sự tồn tại của thực thể tài sản trong tình trạng có thể sử dụng và khai thác một cách bình thường theo đúng chức năng vốn có của tài sản, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. 

Việc trộn lẫn các tài sản lại với nhau có thể diễn ra theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc ngoài ý chí của các chủ thể này. Nếu việc trộn lẫn tạo ra tài sản mới có thể phân chia thì các bên hoàn toàn có thể yêu cầu phân chia lại tài sản trộn lẫn và nhận lại phần tài sản của mình. Nếu việc trộn lẫn tạo ra tài sản không thể phân chia thì thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu. Sở hữu chung được xác lập kể từ thời điểm trộn lẫn tài sản.

Nếu một người đã trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình một cách không ngay tình (tức là biết hoặc phải biết tài sản đó không phải của mình và không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn) thì chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn có một trong các quyền: Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản của người đó; yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới.

Điều 226. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn

1. Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn.

2. Khi một người đã trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải của mình và không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn thì chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn có một trong các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản của người đó;

b) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338