Language:
Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 128)
01/03/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

 

Theo quy định pháp luật tại Điều 128 Bộ luật Dân sự năm 2015, người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

 

Phân tích:

 

Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, xác định được vào thời điểm xác lập, người xác lập không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, là trường hợp bản thân của chủ thể - người xác lập giao dịch dân sự có năng lực pháp luật dân sự nhưng do những nguyên nhân khác nhau mà đúng vào thời điểm xác lập giao dịch dân sự thì họ lại không nhận thức được hành vi của mình. Việc không nhận thức được hành vi của mình được biểu hiện ra bên ngoài thành những điều thiếu lô-gic mà trong điều kiện bình thường một người nhận thức bình thường sẽ không hành động như vậy. Nội dung này được quy định cụ thể tại điều 128 Bộ Luật Dân sự năm 2015: “Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”.

 

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

 

Các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là một thể thống nhất trong mối quan hệ biện chứng. Bởi vậy, xem xét một giao dịch phải đặt nó trong tổng thể của mối quan hệ biện chứng này. Nếu giao dịch vô hiệu từng phần mà không ảnh hưởng đến các phần khác thì chỉ phần vô hiệu không có hiệu lực, các phần còn lại vẫn có hiệu lực thi hành.

 

Ví dụ: Trong khi say rượu H đã ký hợp đồng với M bán quyền sử dụng đất mà H đang sở hữu cho M với giá chỉ bằng một phần ba (1/3) giá thị trường, thì trong trường hợp này, giao dịch vô hiệu do tại thời điểm xác lập giao dịch, H không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình khi đang say rượu.

 

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: 

 

- Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự mà trong đó: 

 

(1) Hợp đồng là giao dịch thể hiện ý chí của hai hay nhiều bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự;

 

(2) Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch thể hiện ý chí chủ quan của một chủ thể mà không có sự thỏa thuận, đàm phán với các bên liên quan, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các chủ thể trong giao dịch dân sự mà họ tham gia. Ví dụ: Lập di chúc, từ chối hưởng di sản thừa kế...

 

- Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: 

 

(1) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

 

(2) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

 

(3) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

 

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình sẽ không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định về mặt chủ thể, mục đích, nội dung của một giao dịch theo quy định pháp luật. Vì vậy, về nguyên tắc, giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập (khi giao dịch dân sự vô hiệu, quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ không được pháp luật bảo vệ). Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu như khi chưa xác lập giao dịch, nếu giao dịch chưa được thực hiện thì các bên không được thực hiện giao dịch đó. Nếu giao dịch đã được thực hiện toàn bộ hay một phần thì các bên không được tiếp tục thực hiện giao dịch và phải hoàn trả cho nhau những lợi ích vật chất đã nhận của nhau.

 

Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

 

Liên hệ tư vấn và mời luật sư: 0936683699 - 0983951338