Language:
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể (Điều 606)
06/04/2024
icon-zalo

Pháp luật quy định cá nhân, pháp nhân xâm phạm thi thể, mồ mả phải bồi thường thiệt hại; thiệt hại do xâm phạm thi thể, mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại. Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường khi thi thể, mồ mả bị xâm phạm phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất tinh thần.

Khi áp dụng quy định này trên thực tế, có thể sẽ dẫn tới những quan điểm khác nhau về "khái niệm thi thể". Quan điểm thứ nhất cho rằng thi thể là xác của người chết chưa được an táng dưới bất cứ hình thức nào, nếu đã được an táng (địa táng) mà bị xâm phạm thì vấn đề bồi thường sẽ áp dụng theo quy định về bồi thường thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm. Quan điểm thứ hai cho rằng thi thể là xác của người chết vẫn còn nguyên vẹn và chưa bị phân hủy, cho dù đã được an táng hay chưa, nếu đã địa táng mà bị xâm phạm thì người xâm phạm vừa phải bồi thường do xâm phạm thi thể, vừa phải bồi thường do xâm phạm mồ mả. Tuy nhiên, quan điểm thứ hai là phù hợp hơn. Bởi vì, xét về tỉnh chất thì hành vi chỉ xâm phạm mồ mả (đập phá mồ mả, đào xới mồ mả...) sẽ không thể nghiêm trọng bằng hành vi vừa đào xới mồ mả, vừa xâm phạm thi thể được chôn bên dưới mồ mả đó. Xét về hậu quả thì hành vi vừa đào xới mồ mả, vừa xâm phạm xác chết trong đó gây ra những tổn thất lớn hơn cả về vật chất và tinh thần.

Tại Điều 606 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể. Theo đó, cá nhân, pháp nhân xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại. Người chịu trách nhiệm bồi thường khi thi thể bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 606 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm phạm không quá ba mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Quy định về bồi thường do xâm phạm thi thể là quy định đặc biệt so với những quy định về các trường hợp bồi thường thiệt hại khác, bởi đối tượng bị thiệt hại không phải là người sống mà là người đã chết hay nói cách khác đó chính là thi thể; theo đó bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể bao gồm các nội dung như:

Chủ thể phải bồi thường thiệt hại, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là cá nhân, pháp nhân có hành vi xâm phạm thi thể của người khác; cá nhân, pháp nhân đáp ứng các điều kiện về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể mà không có sự đồng ý của người đã chết hoặc đại diện gia đình; riêng đối với pháp nhân, việc xâm phạm thi thể được thực hiện thông qua hành vi của con người, mà người đó thực hiện nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của pháp nhân, phục vụ cho lợi ích của pháp nhân đó.

Xác định thiệt hại, thiệt hại do xâm phạm thi thể được xác định theo quy định của pháp luật; xác định mức thiệt hại và mức bồi thường mà chủ thể vi phạm phải bồi thường. Cụ thể, thiệt hại do xâm phạm thi thể bao gồm:

- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại, các khoản chi phí này bao gồm những chi phí thực tế mà gia đình người bị thiệt hại đã bỏ ra để khắc phục, hạn chế thiệt hại như các chi phí cho việc tìm kiếm thi thể hoặc các bộ phận của thi thể đã bị chiếm đoạt; chi phí bảo quản,vận chuyển thi thể, bộ phận thi thể đã bị chiếm đoạt; chi phí cho việc giám định, xét nghiệm… đây là những thiệt hại về vật chất, có thể xác định cụ thể.

- Thiệt hại về tinh thần của người thân thiết của người bị hại, chủ thể vi phạm còn phải chịu trách nhiệm bồi thường một khoản tiền nhằm bù đắp thiệt hại về tinh thần của những người thân thiết với người bị thiệt hại; người được hưởng bồi thường là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: cha mẹ, con cái, vợ chồng của người đã chết. Trong trường hợp không có những người này, thì người được hưởng khoản tiền tốn thất tinh thần là người trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. Thiệt hại về tinh thần mang tính trừu tượng, vậy nên rất khó để xác định mức tổn thất về tinh thần. Để xác định mức thiệt hại về tinh thần và mức bồi thường tương ứng pháp luật quy định các bên có thể tự thỏa thuận; nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm phạm không quá 30 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. 

Điều 606. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể

1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại.

2. Thiệt hại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

3. Người chịu trách nhiệm bồi thường khi thi thể bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm phạm không quá ba mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Văn phòng Luật sư Nhân Chính

Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể Xâm phạm thi thể gây thiệt hại Xâm phạm thi thể Cá nhân xâm phạm thi thể Pháp nhân xâm phạm thi thể bồi thường thiệt hại Thiệt hại do xâm phạm thi thể Chi phí hợp lý để hạn chế thiệt hại Chi phí hợp lý để khắc phục thiệt hại Người chịu trách nhiệm bồi thường Thi thể bị xâm phạm Thi thể Bồi thường một khoản tiền Bù đắp tổn thất về tinh thần Người thân thích Hàng thừa kế thứ nhất của người chết Người trực tiếp nuôi dưỡng người chết Khoản tiền bồi thường Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần Mức tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm phạm Không quá ba mươi lần mức lương cơ sở bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Điều 606 Bộ luật dân sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ luật sư uy tín Dịch vụ pháp lý Danh sách luật sư Hà Nội Danh bạ luật sư Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam Luật luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Nhân Chính Law Firm Lawyer Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Cần tìm luật sư Tìm luật sư Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư giỏi Hà Nội Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư hợp đồng Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai Luật sư thừa kế Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư hôn nhân và gia đình Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư nổi tiếng Luật sư hòa giải luật sư đối thoại Luật sư đàm phán Luật sư quận Ba Đình Luật sư quận Cầu Giấy Luật sư quận Hoàn Kiếm Luật sư quận hai bà trưng Luật sư quận Đống Đa Luật sư quận Tây Hồ Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư quận Bắc Từ Liêm Luật sư quận Hà Đông Luật sư quận Long Biên Luật sư quận nam Từ Liêm Luật sư huyện Ba Vì Luật sư huyện Chương Mỹ Luật sư huyện Đan Phượng Luật sư huyện Đông Anh Luật sư huyện Gia Lâm Luật sư huyện Hoài Đức Luật sư huyện Mê Linh Luật sư huyện Mỹ Đức Luật sư huyện Phú Xuyên Luật sư huyện Phúc Thọ Luật sư huyện Quốc Oai Luật sư huyện Sóc Sơn Luật sư huyện Thạch Thất Luật sư huyện Thanh Oai Luật sư huyện Thanh Trì Luật sư huyện Thường Tín Luật sư huyện Ứng Hòa Luật sư thị xã Sơn Tây Pháp luật Pháp lý Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư 0983951338 0936683699