Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Tại Điều 412 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ. Theo đó, trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền xác lập quyền cầm giữ tài sản đối với tài sản của bên có nghĩa vụ theo quy định từ Điều 346 đến Điều 350 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Cầm giữ tài sản là một biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015. Cũng giống như các biện pháp bảo đảm khác, cầm giữ tài sản có mục đích nhằm tăng cường trách nhiệm của bên có tài sản bị cầm giữ và đồng thời bảo đảm quyền lợi cho bên cầm giữ tài sản. Cầm giữ tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, Điều 346 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định. Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Điều 412 quy định thông qua dẫn chiếu nội dung về cầm giữ tài sản được quy định từ Điều 346 đến Điều 350 của Bộ luật dân sự. Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình là một trong các trường hợp để bên có quyền (bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản. Tuy nhiên, việc cầm giữ tài sản này chỉ thực hiện được khi tài sản cầm giữ là đối tượng của hợp đồng song vụ, như vậy, đối với các hợp đồng song vụ khác thì bên có quyền không đương nhiên xác lập quyền cầm giữ tài sản đối với tài sản của bên có nghĩa vụ.
Với quy định tại Điều 412 Bộ luật Dân sự năm 2015, lần đầu tiên Bộ luật Dân sự ghi nhận cầm giữ tài sản với tính chất là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Cũng như mục đích mà các biện pháp bảo đảm khác hướng đến, cầm giữ tài sản nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của bên có tài sản bị cầm giữ và bảo vệ lợi ích của bên có quyền. Quy định về cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ thông quan dẫn chiếu nội dung về cầm giữ tài sản được quy định từ Điều 346 đến Điều 350 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Theo quy định pháp luật về cầm giữ tài sản thì bên bên cầm giữ chỉ có quyền cầm giữ tài sản khi bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Do đó, bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn là cơ sở để bên có quyền cầm giữ tài sản. Tuy nhiên việc cầm giữa tài sản này chỉ áp dụng khi tài sản cầm giữ là đối tượng của hợp đồng song vụ, như vậy đối với những hợp đồng song vụ khác bên có quyền không thể xác lập quyền cầm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ.
Điều 412. Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền xác lập quyền cầm giữ tài sản đối với tài sản của bên có nghĩa vụ theo quy định từ Điều 346 đến Điều 350 của Bộ luật này.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338