Hiện nay hợp đồng gửi giữ tài sản là một giao dịch dân sự phổ biến, sự phát triển của mạng lưới dịch vụ này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân, giảm bớt tình trạng mất mát và đảm bảo sự an toàn cho tài sản. Tại Điều 554 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.
Để đảm bảo triệt để trong việc giải quyết hậu quả pháp lý của sự vi phạm nghĩa vụ mà một trong các bên đã thực hiện, Bộ luật dân sự 2015 quy định điều luật chậm giao, chậm nhận tài sản gửi giữ. Tại Điều 560 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc chậm giao, chậm nhận tài sản gửi giữ. Théo đó, trường hợp bên giữ chậm giao tài sản thì không được yêu cầu bên gửi trả tiền công và thanh toán các chi phí về bảo quản, kể từ thời điểm chậm giao và phải chịu rủi ro đối với tài sản trong thời gian chậm giao tài sản. Trường hợp bên gửi chậm nhận tài sản thì phải thanh toán các chi phí về bảo quản và tiền công cho bên nhận giữ tài sản trong thời gian chậm nhận.
(1) Bên giữ chậm giao tài sản thì không được yêu cầu bên gửi trả tiền công và thanh toán các chi phí về bảo quản, kể từ thời điểm chậm giao và phải chịu rủi ro đối với tài sản trong thời gian chậm giao tài sản, giao tài sản là nghĩa vụ của bên giữ tài sản khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng, việc chuyển giao tài sản cho bên giữ tài sản chỉ mang tính chất tạm thời, sau khi thời hạn thực hiện hợp đồng chấm dứt thì bên giữ có nghĩa vụ phải giao lại tài sản cho bên gửi. Thời hạn giao tài sản phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên và nghĩa vụ chỉ được xem là hoàn thành khi được thực hiện vào đúng thời gian đó, việc giao tài sản sau thời hạn thỏa thuận chính gọi là chậm giao tài sản gửi giữ và bị xem là hành vi vi phạm nghĩa vụ. Trong trường hợp bên giữ tài sản chậm giao tài sản thì sẽ: Không được yêu cầu bên gửi trả tiền công và chi phí bảo quản; Chịu rủi ro với tài sản trong thời hạn chậm giao.
(2) Bên gửi chậm nhận tài sản thì phải thanh toán các chi phí về bảo quản và tiền công cho bên nhận giữ tài sản trong thời gian chậm nhận, nhận tài sản là nghĩa vụ của bên gửi tài sản, cũng như nghĩa vụ giao tài sản của bên giữ, nghĩa vụ nhận tài sản của bên gửi phát sinh đồng thời với nghĩa vụ giao tài sản; khi kết thúc thời hạn thực hiện hợp đồng, bên giao chuyển giao tài sản cho bên gửi và bên gửi có nghĩa vụ tiếp nhận tài sản. Nếu việc chậm nhận tài sản gây cản trở cho công việc của bên giữ, thậm chí có thể gây thiệt hại cho họ; nếu chủ thể chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm, khi chậm nhận tài sản gửi giữ bên gửi tài sản phải thanh toán các chi phí về bảo quản tài sản và tiền công trong thời hạn chậm nhận.
Tiền công và chi phí trong thời hạn chậm trả khác với tiền công và chi phí trong thời hạn thực hiện hợp đồng, bên gửi khi chậm nhận tài sản phải thanh toán cho bên giữ tiền công và chi phí bảo quản tài sản trong thời hạn chậm nhận tài sản kể cả trong trường hợp hợp đồng gửi giữ có phải là hợp đồng đền bù hay không; thời hạn chậm nhận tài sản được tính kể từ thời điểm hết hạn thực hiện hợp đồng gửi giữ theo thỏa thuận đến khi bên gửi nhận lại tài sản trên thực tế. Trách nhiệm này chỉ phát sinh trong hợp đồng gửi giữ có đền bù và bên giữ là chủ thể kinh doanh dịch vụ gửi giữ tài sản.
Điều 560. Chậm giao, chậm nhận tài sản gửi giữ
Trường hợp bên giữ chậm giao tài sản thì không được yêu cầu bên gửi trả tiền công và thanh toán các chi phí về bảo quản, kể từ thời điểm chậm giao và phải chịu rủi ro đối với tài sản trong thời gian chậm giao tài sản.
Trường hợp bên gửi chậm nhận tài sản thì phải thanh toán các chi phí về bảo quản và tiền công cho bên nhận giữ tài sản trong thời gian chậm nhận.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338