Language:
Định giá tài sản bảo đảm (Điều 306)
21/08/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Tại Điều 306 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc định giá tài sản bảo đảm. Theo đó, bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm. Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản. Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường. Tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quá trình định giá tài sản bảo đảm.

Thông thường việc định giá tài sản bảo đảm do các bên thỏa thuận để đảm bảo sự thống nhất ý chí của các bên liên quan đến quyền và lợi ích của mình, thậm chí loại bỏ rủi ro cho các bên, đặc biệt bên nhận bảo đảm. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng pháp luật không quy định việc định giá có thể thông qua chủ thể thứ ba là một sự thiếu hợp lý. Thực tế, việc định giá khi các bên không thỏa thuận được mà nhờ chủ thể tổ chức định giá sẽ tôn kém về chi phí, thòi gian nhiều hơn là chủ thể thứ ba. Cho nên, luật nên cân nhắc việc bổ sung thêm việc định giá tài sản của chủ thể thứ ba nếu các bên có yêu cầu.

Giao dịch bảo đảm được xác lập trên cơ sở thỏa thuận của các bên, vì vậy, pháp luật tôn trọng và đề cao thoả thuận của hai bên trong việc định giá tài sản bảo đảm. Các bên với vai trò là chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến tài sản đảm bảo, do đó, họ có thể dễ dàng hơn trong việc nhìn nhận, định giá tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào hai bên cũng có thể thỏa thuận về giá trị tài sản, vì suy cho cùng các bên cũng có quyền lợi đối lập nhau. Thường thì bên nhận bảo đảm hướng đến sự an toàn nên nhìn nhận giá trị tài sản thấp hơn; còn bên bảo đảm thì mong muốn định giá cao tài sản. Do đó, để tránh xảy ra mâu thuẫn các bên có thể định giá tài sản thông quan chủ thể thứ ba là tổ chức định giá tài sản. Định giá tài sản thông qua tổ chức định giá là phương thức khách quan và hợp lý nhất, vì đôi khi các bên tự thỏa thuận định giá không phù hợp với mức giá chung trên thị trường, tuy nhiên sẽ tốn chi phí hơn.

Nguyên tắc khách quan, phù hợp giá thị trường là nguyên tắc xuyên suốt trong việc định giá tài sản bảo đảm, quy định bắt buộc đối với mọi hình thức định giá tài sản (thỏa thuận của các bên và định giá thông qua tổ chức định giá). Nguyên tắc khách quan được đánh giá dựa trên cơ sở cân bằng quyền lợi của hai bên, tài sản được định giá phải phù hợp và đúng với giá trị thật của nó, không thể vì lợi ích của một bên mà định giá sai lệch giá trị của tài sản, xâm phạm đến lợi ích của bên còn lại.

Bất kỳ hành vi nào của tổ chức định giá mà vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm thì sẽ phải bồi thường thiệt hại. Cũng có trường hợp, tổ chức định giá nhận lợi ích từ một bên trong quan hệ bảo đảm, dẫn đến việc định giá sai tài sản bảo đảm, xâm phạm đến lợi ích của bên còn lại thì cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại vì hành vi đó. Định giá tài sản bảo đảm có vai trò quan trọng, là cơ sở để tiến hành xử lý tài sản bảo đảm sau này. Vì thế, việc định giá tài sản luôn phải đảm bảo tính công bằng, khách quan và đặc biệt là phù hợp với giá trị của tài sản.

Kể cả các bên thỏa thuận hoặc tổ chức định giá tài sản phải thực hiện việc định giá thì việc định giá phải đảm bảo khách quan, phù hợp với giá thị thường. Tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quá trình định giá tài sản bảo đảm. Khi có cơ sở chứng minh cho việc tổ chức định giá có hành vi trái pháp luật mà gây ra thiệt hại thì tổ chức định giá phải bồi thường cho bên bị thiệt hại.

Điều 306. Định giá tài sản bảo đảm

1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.

Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản.

2. Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường.

3. Tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quá trình định giá tài sản bảo đảm.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Tài sản bảo đảm Định giá tài sản Định giá tài sản bảo đảm Giao dịch bảo đảm Bên bảo đảm Bên nhận bảo đảm Thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm Định giá thông qua tổ chức định giá tài sản Định giá tài sản phải khách quan Định giá tài sản phù hợp với giá thị trường Tổ chức định giá bồi thường thiệt hại Hành vi gây thiệt hại cho bên bảo đảm Hành vi gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm Quá trình định giá tài sản bảo đảm Điều 306 Bộ luật dân sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư nhà đất Luật sư tư vấn đất đai Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp luật sư lao động Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội NCLAW 0983951338 0936683699 Văn phòng luật Văn phòng luật sư