Tại Điều 431 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về đối tượng của hợp đồng mua bán. Theo đó, tài sản được quy định tại Bộ luật này đều có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán. Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó. Tài sản bán thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán.
Tài sản được quy định tại Bộ luật Dân sự đều có thể là đối tượng của Hợp đồng mua bán. Đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản cũng phải thỏa mãn những quy định của pháp luật về chế độ pháp lí của đối tượng trong giao dịch dân sự. Đối tượng của hợp đồng mua bán phải được phép giao dịch. Nếu đối tượng của Hợp đồng mua bán là vật thì vật phải được xác định rõ. Đối tượng của Hợp đồng mua bán là quyền tài sản thì phải có những chứng từ hoặc bằng chứng khác để chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán. Quyền tài sản là đối tượng của Hợp đồng mua bán phổ biến là chuyển giao quyền đòi nợ, mua bán quyền sử dụng đất đai, mua bán quyền sở hữu các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao được. Cho dù đối tượng của Hợp đồng mua bán là vật cụ thể hay một quyền tài sản thì phải được xác định rõ. Đối tượng của Hợp đồng mua bán có thể là vật hình thành trong tương lại. Trường hợp này người bán phải có căn cứ chứng minh là vật đó đang hoặc chuẩn bị được hình thành.
Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó. Tài sản bán thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán.
Đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản gồm:
(1) Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa phải được phép giao dịch. Đối với các loại tài sản bị cấm, không được phép giao dịch như ma túy, vũ khí, chất nổ,... thì các bên không được phép xác lập, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa đối với những loại tài sản đó. Hợp đồng mua bán hàng hóa dựa trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội. Những loại tài sản theo quy định của pháp luật bị cấm không được phép giao dịch là những tài sản có thể gây nguy hiểm cho đời sống, sức khỏe của chủ thể, gây ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng, quốc gia, dân tộc.
(2) Đối tượng bị hạn chế chuyển nhượng thì phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Đối với những loại tài sản bị hạn chế chuyển nhượng pháp luật quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục… Như vậy, để xác lập hợp đồng mua bán tài sản có đối tượng bị hạn chế chuyển nhượng, các chủ thể phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, số lượng… mà pháp luật quy định
(3) Tài sản phải thuộc quyền sở hữu của bên bán hoặc bên bán có quyền bán. Để tài sản được chuyển giao hợp pháp, thì bên chuyển giao phải có quyền đối với tài sản đó. Chuyển giao tài sản là hình thức thực hiện quyền định đoạt tài sản mà chỉ chủ sở hữu mới có thể thực hiện. Pháp luật trao cho chủ sở hữu tài sản quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình. Theo đó, chủ sở hữu có thể tự mình định đoạt tài sản bằng cách bán tài sản cho người khác, hoặc có thể trao quyền đó cho một chủ thể khác. Chủ thể được chủ sở hữu chuyển giao quyền có quyền bán tài sản không thuộc sở hữu của mình mà không bị xem là vi phạm pháp luật, và hợp đồng mua bán tài sản đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
(4) Tài sản mua bán phải được xác định. Như đã phân tích ở trên, tài sản của hợp đồng mua bán có thể là vật hoặc quyền tài sản nhưng phải được xác định rõ, tránh việc xảy ra tranh chấp sau này. Nếu đối tượng là vật thì phải xác định về mặt số lượng, đặc điểm, chất lượng… Nếu đối tượng là quyền tài sản thì phải được xác định thông quan giấy chứng nhận quyền, hoặc bằng chứng chứng minh bên bán có quyền tài sản đó.
Hình thức của hợp đồng mua bán tài sản, hình thức của Hợp đồng mua bán tài sản có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu đối tượng của Hợp đồng mua bán là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu thì hình thức của Hợp đồng mua bán phải bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực (mua bán nhà ở, xe cơ giới...). Hình thức của Hợp đồng mua bán là căn cứ để xác định người bán và người mua đã tham gia vào Hợp đồng mua bán, từ đó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng; xác định trách nhiệm dân sự của bên vi phạm hợp đồng.
Điều 431. Đối tượng của hợp đồng mua bán
1. Tài sản được quy định tại Bộ luật này đều có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán. Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó.
2. Tài sản bán thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338