Language:
Họp mặt những người thừa kế (Điều 656)
29/04/2024
icon-zalo

Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho những chủ thể còn sống theo ý chí của người để lại tài sản hoặc theo quy định pháp luật. Do đó, cần nắm  chắc các quy định về quyền thừa kế, di sản, người thừa kế; thời điểm, địa điểm mở thừa kế; thời hiệu thừa kế. Tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền thừa kế. Theo đó, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Tại Điều 656 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc họp mặt những người thừa kế. Theo đó, sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc: Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc; Cách thức phân chia di sản. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

Thời điểm họp mặt những người thừa lế là sau thời điểm mở thừa kế hoặc sau khi di chúc được công bố; sau những thời điểm này nhiều vấn đề được ra yêu cầu phải được giải quyết như: Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định; cách thức phân chia di sản… đây đều là những vấn đề bắt buộc mà pháp luật quy định đối với thừa kế; vì ý kiến của những người thừa kế sau thời điểm này là vô cùng cần thiết. Việc họp mặt tuy là một thủ tục không bắt buộc thể hiện ở chỗ pháp luật quy định những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận về các vấn đề. Đây là thủ tục có ý nghĩa quan trọng trong việc thống nhất ý chí của những người thừa kế, tránh tranh chấp trong việc chia di sản sau này; việc họp mặt là hình thức thỏa thuận để đạt được một ý kiến chung, thống nhất mang lại lợi ích chung cho tất cả các bên. 

Nội dung họp mặt những người thừa kế nhằm bàn bạc về các nội dung như sau:

(1) Nếu người để lại di sản không chỉ định người quản lý, phân chia di sản thì trong cuộc họp những người thừa kế cần chỉ định người quản lý, phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của họ để bảo quản, giữ gìn di sản, tránh mất mát, hư hỏng và thực hiện các thủ tục cần thiết để tiến hành chia di sản thừa kế. 

Theo quy định thì n gười quản lý, phân chia di sản là những chủ thể không thể thiếu đối với quan hệ pháp luật thừa kế; vể từ thời điểm mở thừa kế đến khi di sản được chia là một quãng thời gian dài, trong quãng thời gian này tài sản có thể bị mất mát, hư hỏng, người quản lý di sản có trách nhiệm giữ gìn bảo quản di sản, hạn chế sự giảm sút giá trị của di sản. Người để lại di sản có thể có rất nhiều di sản tồn tại dưới những hình thức khác nhau: động sản, bất động sản; người để lại di sản cũng có thể có quyền hoặc nghĩa vụ tài sản với người thứ ba; nên cần thiết phải có người chịu trách nhiệm liệt kê tất cả tài sản và xác định người thứ ba mà người để lại di sản có quyền, nghĩa vụ tài sản.

Sau khi di chúc được công bố cũng như khi đã xác định được tổng di sản để lại sau khi đã trừ đi các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí khác, thì sẽ tiến hành chia thừa kế; việc chia di sản do một chủ thể thực hiện gọi là người phân chia di sản; người phân chia di sản dựa theo di chúc hoặc nếu không có di chúc, thì dựa trên quy định của pháp luật và thỏa thuận của những người thừa kế tiến hành chia di sản; n gười phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản, song nhất định phải đảm bảo có người phân chia di sản thừa kế để đảm bảo di sản được chia đúng theo quy định và không bị phân tán di sản thừa kế.

Thỏa thuận về cách thức phân chia di sản, trong quá trình phân chia di sản có nhiều vấn đề được đặt ra như: phân chia di sản là hiện vật, phân chia di sản theo tỷ lệ… vì những người thừa kế cần phải thỏa thuận về cách thức phân chia di sản trước khi tiến hành chia di sản, tránh làm cho việc chia di sản bị mất thời gian, xảy ra tranh chấp. 

Kết quả họp người thừa kế phải đi đến có văn bản thỏa thuận, họp mặt là để bàn bạc mọi vấn đề có liên quan đến di sản thừa kế và người hưởng di sản, đây là bước khởi đầu cho quá trình phân chia di sản được diễn ra thuận lợi; vì thế kết quả của thỏa thuận phải được ghi nhận bằng văn bản để đảm bảo tính pháp lý của những thỏa thuận đó; văn bản này sẽ là căn cứ pháp lý ràng buộc quyền, nghĩa vụ của những người thừa kế với những thỏa thuận của họ liên quan đến việc phân chia di sản. Vì vậy, trong văn bản cần phải có đầy đủ chữ ký của tất cả người thừa kế.

Văn bản phân chia di sản:

(1) Hình thức văn bản thỏa thuận của những người thừa kế:

Theo quy định tại Điều 656 Bộ luật Dân sự năm 2015, mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản. Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định văn bản này phải công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên, tại điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất, quy định: “3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự”. Như vậy, đối với văn bản thỏa thuận của những người thừa kế mà di sản là quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực.

Theo quy định của Luật Công chứng năm 2014 và Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì có 02 loại văn bản: Văn bản thỏa thuận phân chia di sản và văn bản khai nhận di sản.

(2) Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản và văn bản khai nhận di sản:

Theo quy định tại Điều 57, 58 Luật Công chứng năm 2014 thì công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản: Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó. Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định. Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

Công chứng văn bản khai nhận di sản: Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện như công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản theo Điều 18 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng: Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản. Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.

Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết.

(3) Thủ tục chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản và văn bản khai nhận di sản:

Thẩm quyền chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản và văn bản khai nhận di sản quy định tại Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP: Phòng Tư pháp cấp huyện Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản: động sản; quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai; nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở.

Thủ tục chứng thực: Thực hiện theo quy định chung về chứng thực hợp đồng, giao dịch được quy định tại Điều 36 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP:

- Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây: a) Dự thảo hợp đồng, giao dịch; b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực; c) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng. Bản sao giấy tờ quy định tại Điểm b và Điểm c nêu trên được xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.

- Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu hồ sơ đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

- Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì có thể ký trước vào hợp đồng; người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.

- Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng tương ứng với từng loại hợp đồng, giao dịch theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng, giao dịch. Trường hợp hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

- Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang hợp đồng với tư cách là người phiên dịch.

Điều 656. Họp mặt những người thừa kế

1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

b) Cách thức phân chia di sản.

2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

Văn phòng Luật sư Nhân Chính

Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Họp mặt những người thừa kế người thừa kế Thông báo về việc mở thừa kế Thông báo di chúc được công bố Họp mặt người thừa kế thỏa thuận phân chia di sản Cử người quản lý di sản Xác định nghĩa vụ của người thừa kế Người để lại di sản không chỉ định trong di chúc di chúc Cách thức phân chia di sản thừa kế Thỏa thuận phân chia di sản lập thành văn bản thừa kế theo pháp luật Thừa kế theo di chúc phân chia di sản thừa kế di sản thừa kế tranh chấp di sản thừa kế Điều 656 Bộ luật dân sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ luật sư uy tín Dịch vụ pháp lý Danh sách luật sư Hà Nội Danh bạ luật sư Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam Luật luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Nhân Chính Law Firm Lawyer Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Cần tìm luật sư Tìm luật sư Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư giỏi Hà Nội Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư hợp đồng Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai Luật sư thừa kế Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư hôn nhân và gia đình Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư nổi tiếng Luật sư hòa giải luật sư đối thoại Luật sư đàm phán Luật sư quận Ba Đình Luật sư quận Cầu Giấy Luật sư quận Hoàn Kiếm Luật sư quận hai bà trưng Luật sư quận Đống Đa Luật sư quận Tây Hồ Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư quận Bắc Từ Liêm Luật sư quận Hà Đông Luật sư quận Long Biên Luật sư quận nam Từ Liêm Luật sư huyện Ba Vì Luật sư huyện Chương Mỹ Luật sư huyện Đan Phượng Luật sư huyện Đông Anh Luật sư huyện Gia Lâm Luật sư huyện Hoài Đức Luật sư huyện Mê Linh Luật sư huyện Mỹ Đức Luật sư huyện Phú Xuyên Luật sư huyện Phúc Thọ Luật sư huyện Quốc Oai Luật sư huyện Sóc Sơn Luật sư huyện Thạch Thất Luật sư huyện Thanh Oai Luật sư huyện Thanh Trì Luật sư huyện Thường Tín Luật sư huyện Ứng Hòa Luật sư thị xã Sơn Tây Pháp luật Pháp lý Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư 0983951338 0936683699 Cử người người phân chia di sản Xác định quyền của người thừa kế