Kháng cáo bản án sơ thẩm Hành chính
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Luật sư Hà Thị Khuyên
Kháng cáo là quyền đề nghị Toà án cấp trên trực tiếp xem xét lại bản án hay quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của những người tham gia tố tụng theo quy định pháp luật tố tụng.
Tại Điều 203 Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 quy định xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Theo Điều 204 Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 quy định những chủ thể có quyền kháng cáo bản án hành chính của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm gồm: Đương sự; Người đại diện hợp pháp của đương sự.
Lưu ý một số trường hợp kháng cáo:
Thứ nhất, căn cứ Điều 205 Luật Tố tụng Hành chính năm 2015, đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.
Thứ hai, trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định.
Thứ ba, kèm theo đơn kháng cáo người kháng cáo gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Về thời hạn kháng cáo:
Thứ nhất, tại Điều 206 Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 quy định thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Thứ hai, đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
Thứ ba, đối với trường hợp đương sự đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo kể từ ngày tuyên án.
Ngày kháng cáo được xác định như sau:
Thứ nhất, trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì.
Thứ hai, trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giữ hoặc bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày làm đơn kháng cáo theo xác nhận của người có thẩm quyền của nhà tạm giữ, trại tạm giam.
Mẫu đơn kháng cáo quý khách có thể tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày….. tháng …… năm……
ĐƠN KHÁNG CÁO
Kính gửi: Tòa án nhân dân....................
Người kháng cáo: ........................................
Địa chỉ: .............................................................
Số điện thoại: ................................................
Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ....................
Là: .........................................................
Kháng cáo: ........................................
Lý do của việc kháng cáo:
................................................................
Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây:
.................................................................
Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có:
1. ........................................
2. ........................................
3. ........................................
Người kháng cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
Liên hệ tư vấn và mời luật sư: 0936683699 - 0983951338