Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Luật sư Hà Thị Khuyên
Tại Điều 417 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Theo đó, khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý.
Hợp đồng về bản chất là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Việc sửa đổi hay hủy bỏ hợp đồng là do ý chí của các bên chủ thể trong hợp đồng quyết định. Tuy nhiên, đối với loại hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, quyền sửa đổi hay hủy bỏ hợp đồng bị giới hạn bởi ý chí của người thứ ba.
Việc sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng là do ý chí của các bên chủ thể trong hợp đồng quyết định, tuy nhiên, đối với loại hợp đồng vì lợi của người thứ ba, quyền sửa đối, hủy bỏ hợp đồng bị giới hạn bởi ý chí của người thứ ba. Theo đó, chỉ khi người thứ ba đồng ý thì hợp đồng mới được hủy bỏ, sửa đổi. Quy định này nhằm hướng đến đảm bảo lợi ích cho người thứ ba, tránh trường hợp các bên trong hợp đồng hủy bỏ, thay đổi hợp đồng gây bất lợi cho bên thứ ba. Theo đó, chỉ khi bên thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích từ hợp đồng thì các bên mới cần có sự đồng ý của họ trong việc sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng. Điều đó có nghĩa khi người thứ ba chưa chấp nhận hưởng lợi ích từ hợp đồng, các bên trong hợp đồng vẫn được tự do thỏa thuận thực hiện quyền này theo quy định của pháp luật. Vì bên thứ ba chỉ là bên hưởng lợi từ hợp đồng, họ không tham gia vào việc giao kết, thực hiện hợp đồng, hợp đồng vẫn được thực hiện dựa trên ý chí của bên có quyền và bên có nghĩa vụ. Nên quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba, tránh việc lợi ích của họ bị ảnh hưởng do sự chi phối của bên có quyền và bên có nghĩa vụ. Khi bên thứ ba chưa chấp nhận hưởng lợi ích từ hợp đồng, thì lợi ích của họ chưa phát sinh, nên việc các bên sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng không làm ảnh hưởng đến người thứ ba.
Theo Điều 417 Bộ luật Dân sự năm 2015 khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý. Nhìn chung, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định khá chặt chẽ về việc sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba theo hướng bảo vệ quyền lợi và tránh rủi ro cho người thứ ba, tuy nhiên quy định này vẫn còn khá cứng nhắc, bởi vì:
(1) Nếu chỉ dành quyền quyết định cho người thứ ba, hướng đến lợi ích của người thứ ba, thì trong nhiều trường hợp không bảo đảm được lợi ích của các bên trong hợp đồng, bởi bản thân các chủ thể giao kết hợp đồng cũng có thể có những lợi ích nhất định.
(2) Trong một số trường hợp, việc sửa đổi hợp đồng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thực hiện nghĩa vụ của các bên chủ thể, hạn chế rủi ro, thiệt hại, hướng tới lợi ích tốt hơn cho người thứ ba. Nhưng theo quy định của luật, thì việc sửa đổi hợp đồng theo hướng có lợi hơn cho người thứ ba này vẫn cần phải được người thứ ba đồng ý mới có giá trị pháp lý.
(3) Sau khi người thứ ba đồng ý tiếp nhận lợi ích, cần có sự đồng ý của người thứ ba về việc sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, thì hợp đồng mới có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ nhưng luật chưa dự liệu đến trường hợp sau khi đồng ý hưởng lợi người thứ ba rơi vào tình trạng không thể bày tỏ ý chí của mình.
Điều 417. Không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338