Tại Điều 18 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc không hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Theo đó, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được pháp luật dân sự ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Tuỳ thuộc vào một giai đoạn lịch sử nhất định và các điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội… mà pháp luật dân sự quy định và ghi nhận khác nhau cho phù hợp điều kiện và hoàn cảnh lịch sử thời điểm đó. Vì vậy, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân trong pháp luật dân sự mang tính chất xã hội.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân theo quy định của pháp luật dân sự là quy định có tính chất tuyệt đối: trong mọi hoàn cảnh, trong mọi điều kiện… năng lực pháp luật luôn là quyền khách quan do pháp luật dân sự quy định mà mỗi cá nhân đều có quyền hưởng ngang nhau. Khi có điều kiện cần thiết nhất định, khả năng đó sẽ trở thành hiện thực trong quan hệ dân sự.
Vì vậy, mọi thỏa thuận nhằm hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là không có giá trị pháp lý và không được pháp luật dân sự thừa nhận, bảo hộ, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.
Điều 18. Không hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338
-
Áp dụng Bộ luật dân sự (Điều 4)
05/06/2024 -
Áp dụng tập quán (Điều 5)
05/06/2024 -
Áp dụng tương tự pháp luật (Điều 6)
05/06/2024 -
Căn cứ xác lập quyền dân sự (Điều 8)
04/06/2024 -
Thực hiện quyền dân sự (Điều 9)
04/06/2024