Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Luật sư Hà Thị Khuyên
Tại Điều 305 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm, được thực hiện như sau:
Thứ nhất, bên nhận bảo đảm được quyền nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm nếu có thỏa thuận khi xác lập giao dịch bảo đảm.
Thứ hai, trường hợp không có thỏa thuận theo quy định tại khoản 1 Điều 305 Bộ luật Dân sự thì bên nhận bảo đảm chỉ được nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ khi bên bảo đảm đồng ý bằng văn bản.
Thứ ba, trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm; trường hợp giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm.
Thứ tư, bên bảo đảm có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Khi có thỏa thuận của các bên, bên nhận bảo đảm được quyền nhận chính tài sản bảo đảm đó để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm. Việc nhận chính tài sản bảo đảm để được áp dụng buộc các bên phải có thỏa thuận. Pháp luật không quy định về vấn đề này. Như vậy, trong trường hợp các bên không thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm chỉ có thể yêu cầu bán đấu giá tài sản bảo đảm đó.
Việc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận của các bên (bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm) tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm. Trường hợp không có thỏa thuận tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, thì bên nhận bảo đảm chỉ được nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ khi có sự đồng ý bằng văn bản của bên bảo đảm.
Trường hợp có sự chênh lệch về giá trị nghĩa vụ được bảo đảm và giá trị tài sản bảo đảm thì giải quyết như sau: Nếu giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm; trường hợp giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm. Bên bảo đảm có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm. Nếu giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm.
Bên bảo đảm có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên nhận bảo đảm theo quy đình của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu về tài sản có đăng ký thì chủ sở hữu tài sản phải thực hiện cùng với người nhận tài sản bảo đảm, trường hợp này bên bảo đảm là chủ sở hữu tài sản cho nên có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật
Điều 305. Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm
1. Bên nhận bảo đảm được quyền nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm nếu có thỏa thuận khi xác lập giao dịch bảo đảm.
2. Trường hợp không có thỏa thuận theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên nhận bảo đảm chỉ được nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ khi bên bảo đảm đồng ý bằng văn bản.
3. Trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm; trường hợp giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm.
4. Bên bảo đảm có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338