Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Theo quy định pháp luật, quyền sở hữu là quyền và pháp luật cho phép một chủ thể được có các quyền bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với một loại tài sản nào đó trong những điều kiện nhất định. Việc chấm dứt quyền sở hữu đối với một tài sản là việc chấm dứt các quyền năng trên đối với chủ thể có quyền sở hữu đối với tài sản, điều đó được thực hiện bởi ý chí của chủ sở hữu hoặc bởi những trường hợp do pháp luật quy định.
Tại Điều 237 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về căn cứ chấm dứt quyền sở hữu, cụ thể quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp: Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác; chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình; tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy; tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu; tài sản bị trưng mua; tài sản bị tịch thu; tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật Dân sự; trường hợp khác do luật quy định.
Tại Điều 242 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy, khi tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt. Chấm dứt khi tài sản đã bị tiêu dùng hoặc tiêu hủy, tiêu dùng, tiêu hủy là chủ sở hữu bằng hành vi của mình tác động trực tiếp lên tài sản khiến cho tài sản đó không còn tồn tại, khi tài sản không còn thì quyền sở hữu đối với tài sản đó cũng chấm dứt.
Điều 242. Tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy
Khi tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338