Language:

tranh chấp thừa kế

Vụ 03 con gái đốt nhà mẹ đẻ ở Hưng Yên. Có thể bị truất quyền thừa kế?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, 03 người con gái ngoài việc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh Giết người quy định tại Điều 123 và tội Hủy hoại tài sản quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015, còn phải đối mặt với nguy cơ bị truất quyền thừa kế.
Án lệ số 05/2016/AL về Vụ án tranh chấp di sản thừa kế
Án lệ số 05/2016/AL về Vụ án tranh chấp di sản thừa kế được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Quyết định giám đốc thẩm số 39/2014/DS-GĐT ngày 09-10-2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp di sản thừa kế” tại Thành phố Hồ Chí Minh giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Thưởng, bà Nguyễn Thị Xuân với bị đơn là ông Nguyễn Chí Trải (Cesar Trai Nguyen), chị Nguyễn Thị Thuý Phượng, bà Nguyễn Thị Bích Đào; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Nguyễn Thị Xê, Nguyễn Chí Đạt (Danforth Chi Nguyen), Nguyễn Thuần Lý, Nguyễn Thị Trinh, Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Thị Thuý Loan, Phạm Thị Liên, Phạm Thị Vui, Trần Đức Thuận, Trần Thành Khang.
Án lệ số 68/2023/AL về quyền nhận di sản bằng hiện vật là nhà ở của người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Án lệ số 68/2023 về quyền nhận di sản bằng hiện vật là nhà ở của người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua vào ngày 18 tháng 8 năm 2023 và được công bố theo Quyết định 364/QĐ-CA ngày 01 tháng 10 năm 2023 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Quyền thừa kế (Điều 609)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền thừa kế. Theo đó, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân (Điều 610)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 610 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân. Theo đó, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Thời điểm, địa điểm mở thừa kế (Điều 611)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời điểm, địa điểm mở thừa kế. Theo đó, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật Dân sự. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Di sản (Điều 612)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về "di sản". Theo đó, di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Người thừa kế (Điều 613)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế. Theo đó, người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế (Điều 614)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính, tại Điều 614 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế. Theo đó, kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại (Điều 615)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Theo đó, những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Người quản lý di sản (Điều 616)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 616 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người quản lý di sản. Theo đó, người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 616 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
Nghĩa vụ của người quản lý di sản (Điều 617)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 617 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ của người quản lý di sản. Theo đó, người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật Dân sự có nghĩa vụ: Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Bảo quản di sản, không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản; Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế; Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại; Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.
Quyền của người quản lý di sản (Điều 618)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 618 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền của người quản lý di sản. Theo đó, người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật Dân sự có quyền: Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế; được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế; được thanh toán chi phí bảo quản di sản. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật Dân sự có quyền: Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế; được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế; được thanh toán chi phí bảo quản di sản. Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.
Phân chia di sản theo pháp luật (Điều 660)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc phân chia di sản theo pháp luật. Theo đó, khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Những nội dung cơ bản trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về những nội dung cơ bản trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế. Tranh chấp thừa kế nói chung và tranh chấp chia di sản thừa kế nói riêng ở nước ta là loại án dân sự phổ biến, phức tạp, có những vụ án kéo dài, xét xử nhiều lần ở nhiều cấp Tòa án. Nguyên nhân làm cho tranh chấp chia di sản thừa kế phức tạp vì đây là tranh chấp giữa những người thân thích có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng; di sản thừa kế thường là quyền sử dụng đất và nhà ở, là những tài sản có giá trị lớn, thiết yếu; việc giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật như pháp luật về thừa kế, về sở hữu, về hôn nhân và gia đình, về đất đai, về nhà ở....và pháp luật khác có liên quan. Tại Công văn số 24/HD-VKSTC ngày 12/5/2021 Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đã hướng dẫn một số nội dung cơ bản trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế. Tại công văn này Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đã tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn và có những hướng dẫn cụ thể trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế.
Nội dung cơ bản trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo công văn 24/HD-VKSTC
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính chia sẻ nội dung cơ bản trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo công văn 24/HD-VKSTC tranh chấp thừa kế nói chung và tranh chấp chia di sản thừa kế nói riêng ở nước ta là loại án dân sự phổ biến, phức tạp, có những vụ án kéo dài, xét xử nhiều lần ở nhiều cấp Tòa án. Nguyên nhân làm cho tranh chấp chia di sản thừa kế phức tạp vì đây là tranh chấp giữa những người thân thích có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng; di sản thừa kế thường là quyền sử dụng đất và nhà ở, là những tài sản có giá trị lớn, thiết yếu; việc giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật như pháp luật về thừa kế, về sở hữu, về hôn nhân và gia đình, về đất đai, về nhà ở....và pháp luật khác có liên quan. Thời gian qua, Viện kiểm sát các cấp đã thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết đối với các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế đạt được kết quả tốt; tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc nên cần phải có hướng dẫn để thống nhất thực hiện trong toàn ngành. Do đó, nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế ở mỗi cấp kiểm sát là cần thiết.
Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính là chuyên gia tư vấn pháp luật và Tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, hành chính, dân sự, đất đai và nhà ở, thừa kế, ly hôn, lao động, kinh doanh thương mại, sở hữu trí tuệ; tố tụng trọng tài thương mại; tham gia đàm phán, hòa giải. Chúng tôi tư vấn và giúp khách hàng soạn thảo văn bản từ chối nhận di sản thừa kế, tham gia giải quyết tranh chấp di sản thừa kế.
Thủ tục công chứng di chúc ra sao?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục công chứng di chúc được thực hiện ra sao? Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất được giải quyết ra sao?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn  phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất được giải quyết ra sao? Để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất là một trong những quyền cơ bản của người sử dụng đất được quy định tại khoản 1, Điều 27 Luật Đất đai năm 2024. Tại điểm c khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai năm 2024 cũng quy định văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự. Kể cả đối với quyền sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thì người sử dụng đất vẫn có thể để lại quyền sử dụng đất là di sản thừa kế. Cụ thể tại Nghị quyết Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành thì xác định quyền sử dụng đất là di sản.