Người quản lý di sản là người trông coi, giữ gìn di sản thừa kế. Người quản lí di sản phải do người lập di chúc chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Trong trường hợp người lập di chúc không chỉ định và những người thừa kế chưa cử được người quản lí di sản, thì những người đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lí cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lí di sản.
Tại Điều 616 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người quản lý di sản. Theo đó, người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 616 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
Thực tế việc chia di sản không diễn ra ngay sau khi người để lại di sản chết, mà thường là một khoảng thời gian sau đó, trong quãng thời gian đó cần có người quản lý, giữ gìn tài sản, tránh trường hợp để tài sản bị mất mát, hư hỏng. Vì vậy dựa vào ý chí của chính mình mà người chết có thể chỉ định một người quản lý di sản và được ghi nhận trong di chúc. Song không phải lúc nào người chết cũng dự trù được trước sự việc, vậy nên nếu không có di chúc hoặc di chúc không chỉ định người quản lý, thì những người thừa kế nếu cảm thấy cần thiết cần có người quản lý di sản trước thời điểm chia thùa kế thì, họ có thể thỏa thuận chọn người người quản lý tài sản, do di sản gắn với quyền lợi của nhiều người nên việc chọn người quản lý phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng thỏa thuận, chứ không thể dựa theo ý chí của một người.
Để bảo vệ di sản của người đã chết trong trường hợp không có người quản lý di sản thì người đang chiếm giữ, quản lý di sản hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc quản lý. Có thể thấy trong bất kỳ trường hợp nào di sản thừa kế cũng cần được quản lý, việc quản lý di sản không chỉ để bảo vệ di sản mà còn làm căn cứ để xác lập số toàn bộ tài sản của người chết, giúp cho việc phân chia di sản dễ dàng hơn.
Người quản lý di sản lập danh mục tài sản, thu hồi tài sản là di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu; bảo quản di sản, không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt di sản dưới bất kì hình thức nào; thông báo về di sản cho những người thừa kế và giao lại tài sản cho những người thừa kế. Người quản lí di sản có các quyền: đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế; được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế. Trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý thì người quản lý di sản là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra. Khi lập di chúc người có tài sản có quyền chỉ định người quản lý di sản, phân chia di sản. Việc chia di sản thừa kế thường được tiến hành sau một thời gian kể từ ngày người để lại di sản chết. Vì vậy, việc có người quản lý di sản để hạn chế tài sản bị mất mát, hư hỏng là cần thiết. Trong trường hợp người có tài sản không lập di chúc hoặc có lập di chúc nhưng khồng chỉ định người quản lý di sản thì những người thừa kế cử ra người để quản lý di sản thừa kế. Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
Điều 616. Người quản lý di sản
1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338