Language:
Quyền của bên nhận cầm cố (Điều 314)
25/08/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Cầm cố tài sản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự do các bên thoả thuận, theo đó bên cầm cố giao tài sản thuộc sở hữu của mình cùng các giấy tờ có liên quan cho bên nhận cầm cố giữ hoặc giao cho người thứ ba để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố hoặc người thứ ba có quyền chiếm hữu tài sản cho đến khi nghĩa vụ được bảo đảm hoàn thành hoặc có quyền xử lý tài sản theo thoả thuận hoặc theo luật định khi bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Theo khoản 1 Điều 310 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Bên nhận cầm cố là bên nhận tài sản từ bên cầm cố để bảo đảm cho quyền và lợi ích của mình trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố bao giờ cũng là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố đó. Theo đó tại Điều 314 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền của bên nhận cầm cố, cụ thể như sau:

Thứ nhất, yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.

Thứ hai, xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.

Thứ tư, được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

Quy định trên có thể luận giải rằng, tài sản cầm cố do bên nhận cầm cố giữ, tuy nhiên có thể tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái phép như trộm cắp, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc bên nhận cầm cố cho mượn, cho thuê, những trường hợp này thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu người chiếm hữu bất hợp pháp phải giao lại tài sản cầm cố cho mình để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của bên nhận cầm cố là giữ gìn bảo quản tốt tài sản cầm cố. Trường hợp bên nhận cầm cố vi phạm nghĩa vụ hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên nhận cầm cố sẽ xử lý tài sản cầm cố để thanh toán nghĩa vụ. Nếu giá trị tài sản cầm cố nhỏ hơn nghĩa vụ thì bên nhận cầm cố quyền yêu cầu bên cầm cố dùng tài sản khác để thanh toán nghĩa vụ. Ngược lại, nếu giá trị tài sản cầm cố lớn hơn giá trị nghĩa vụ thì bên nhận cầm cố phải trả lại phần giá trị vượt quá đó cho bên cầm cố.

Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó, tài sản cầm cố do bên nhận cầm cố giữ, tuy nhiên, có thể tài sản đó đang bị người người khác chiếm hữu, sử dụng trái phép như trộm cắp, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản… trong những trường hợp này bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng tài sản bất hợp pháp trả lại tài sản cầm cố cho mình để tiếp tục thực hiện việc nắm giữ tài sản, và thực hiện nghĩa vụ bảo quản giữ gìn tài sản. Đây là quyền của người nhận cầm cố nói riêng cũng là quyền của người chiếm hữu hợp pháp nói chung đối với một tài sản. Người nhận cầm cố với tư cách là người chiếm hữu hợp pháp của tài sản, có quyền đòi lại tài sản từ bất kỳ người nào.

Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, cầm cố là việc một bên giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Do đó, nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thì bên nhận cầm cố có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên kia. Theo đó, bên nhận bảo đảm phải xử lý tài sản theo phương thức mà các bên đã thỏa thuận, đó có thể là: bán đấu giá tài sản, tự bán tài sản, nhận chính tài sản cầm cố để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ… hoặc theo quy định của pháp luật. Lưu ý rằng, quyền lợi này chỉ đặt ra khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ khi đến hạn. Quy định này nhằm thỏa mãn nhu cầu được thanh toán các khoản lợi ích vật chất của người nhận cầm cố.

Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, quy định này nhằm khai thác công dụng của tài sản, tránh lãng phí tài sản. Bởi vì, lúc này chủ sở hữu tài sản không có quyền chiếm hữu tài sản, do đó, tài sản có thể bị lãng phí khi không thể đem ra sử dụng. Vì vậy, bên nhận cầm cố với tư cách là người có quyền chiếm hữu hợp pháp của tài sản có thể thỏa thuận với bên cầm cố về việc cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố. Các bên có thể thỏa thuận về việc khấu trừ những lợi ích từ việc khai thác tài sản của bên nhận cầm cố vào giá trị nghĩa vụ chính, như vậy cũng có lợi cho bên có nghĩa vụ.

Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố, bên nhận cầm cố có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, để tài sản không bị hư hỏng, mất mát. Tuy nhiên, khi bên nhận bảo đảm phải bỏ chi phí để bảo quản, giữ gìn tài sản thì thực chất là họ đang thực hiện công việc thay cho bên cầm cố là chủ sở hữu tài sản, như phí bảo dưỡng, duy trì giá trị tài sản… Vậy nên, họ có quyền yêu cầu bên bảo đảm thanh toán chi phí hợp lý cho việc bảo quản tài sản. Việc thanh toán khoản chi phí này sẽ được thanh toán cùng lúc với nghĩa vụ chính. (Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập II, Nxb. Công an Nhân dân).

Điều 314. Quyền của bên nhận cầm cố

1. Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.

2. Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.

4. Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Cầm cố tài sản Bên nhận cầm cố tài sản Quyền của bên nhận cầm cố tài sản Yêu cầu người chiếm hữu tài sản trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản Yêu cầu người sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản Xử lý tài sản cầm cố Cho thuê tài sản cầm cố Cho mượn tài sản cầm cố Khai thác công dụng tài sản cầm cố Hưởng hoa lợi lợi tức từ tài sản cầm cố Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố Trả lại tài sản cho bên cầm cố Điều 314 Bộ luật dân sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư nhà đất Luật sư tư vấn đất đai Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp luật sư lao động Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội NCLAW 0983951338 0936683699