Language:

di chúc

Mời luật sư tham gia giải quyết tranh chấp di sản thừa kế

Tranh chấp di sản thừa kế là loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay, đặc thù của loại tranh chấp này là những người tham gia vụ án đều là những người thân thích trong gia đình. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp phải đảm bảo hài hòa cả về lợi ích lẫn tình cảm, để các bên đương sự tham gia vụ án đều bảo vệ được tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

Dịch vụ soạn thảo Di chúc và công chứng Di chúc

Theo quy định tại Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc bằng văn bản có 04 loại, gồm: di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có công chứng, di chúc bằng văn bản có chứng thực. Để các loại di chúc bằng văn bản này đúng quy định, hình thức và nội dung di chúc phải đúng pháp luật để đảm bảo tính hợp pháp của di chúc.

Dịch vụ lập di chúc

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Thừa kế theo Di chúc cần lưu ý gì?

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi chết, quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Di chúc viết tay có giá trị không?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, theo quy định pháp luật thì “Di chúc viết tay” vẫn được xem là một loại di chúc theo hình thức văn bản có hoặc không có người làm chứng, khi đáp ứng được các điều kiện, nội dung cần có của di chúc thì di chúc viết tay vẫn hợp pháp. Di chúc viết tay và di chúc công chứng, chứng thực đều có giá trị pháp lý tương đương nhau.

Di chúc có hiệu lực khi nào?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại di sản chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Lập nhiều Di chúc đối với một tài sản thì bản Di chúc nào có hiệu lực?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, căn cứ quy định tại Điều 628 Bộ luật dân sự 2015, theo đó di chúc bằng văn bản có 4 loại, bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc bằng văn bản công chứng và di chúc văn bản chứng thực.

Người thừa kế phải trả nợ thay cho người đã chết khi nào?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định pháp luật thì người thừa kế theo pháp luật tài sản của người đã chết phải có nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi phần di sản được hưởng, khi người có tài sản chết thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm cha, mẹ, vợ, chồng, con của người này sẽ là đồng thừa kế đối với tài sản do người chết để lại, là đồng thừa kế nên những người này đều có nghĩa vụ trong phạm vi kỷ phần di sản mình được hưởng để trả nợ thay người đã chết, khi thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ thì di sản còn lại giá trị bao nhiêu khi ấy mới tiến hành chia cho các đồng thừa kế.

7 trường hợp không được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Chia di sản thừa kế cho con dưới 18 tuổi

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật thì con chưa đủ 18 tuổi thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, ngang hàng với vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của người có di sản. Những người cùng hàng thừa kế thì được hưởng phần di sản bằng nhau.

Chia thừa kế theo di chúc và chia thừa kế theo pháp luật thế nào?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Lập di chúc để lại di sản cho người nước ngoài có được không?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, trong quy định của pháp luật dân sự nói chung và Bộ luật Dân sự nói riêng, không có quy định cấm hay hạn chế người lập di chúc để lại di sản thừa kế cho người nước ngoài. Tuy nhiên, di chúc được lập ra phải đảm bảo các điều kiện của một bản di chúc hợp pháp theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau:

Không có tên trong di chúc có được chia tài sản thừa kế không?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn  phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, hiện nay theo quy định của pháp luật dân sự, thì việc phân chia di sản theo pháp luật chỉ được thực hiện khi không có di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Tuy nhiên pháp luật hiện nay cũng có quy định về những trường hợp tuy không có tên trong di chúc nhưng vẫn được nhận di sản thừa kế.