Di chúc có hiệu lực khi nào?
Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
- Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.
- Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
- Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
Như vậy, di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại di sản chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
2. Hiệu lực của Di chúc không được công nhận khi nào?
Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực; Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
Như vậy, hiệu lực của di chúc sẽ không được công nhận nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Trường hợp di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một (01) phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực. Và khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
3. Việc công bố Di chúc được thực hiện ra sao?
Tại Điều 647 Bộ luật Dân sự năm 2015 về công bố di chúc, trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc; Trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thỏa thuận cử người công bố di chúc.
Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc; Người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc; Trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực.
Như vậy, nếu di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc. Trong trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc.
Lưu ý:
Nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thỏa thuận cử người công bố di chúc.
Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc. Người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc. Và trong trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 098395133