Language:

Bình luận Luật Dân sự

Nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề (Điều 248)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 248 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề. Cụ thể việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên.

Hiệu lực của quyền đối với bất động sản liền kề (Điều 247)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 247 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hiệu lực của quyền đối với bất động sản liền kề. Theo đó, quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề (Điều 246)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 246 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề, theo đó quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.

Quyền đối với bất động sản liền kề (Điều 245)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 245 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền đối với bất động sản liền kề. Theo đó, quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).

Tài sản bị tịch thu (Điều 244)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 244 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc tài sản bị tịch thu. Theo đó, khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật.

Tài sản bị trưng mua (Điều 243)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 243 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc tài sản bị trưng mua. Theo đó, trường hợp Nhà nước trưng mua tài sản theo quy định của luật thì quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu đó chấm dứt kể từ thời điểm quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.

Tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy (Điều 242)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 242 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy, khi tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt.

Xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu (Điều 241)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 241 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu, cụ thể quyền sở hữu đối với một tài sản chấm dứt khi tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, nếu pháp luật không có quy định khác.