Việc thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.
Tại Điều 578 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền. Theo đó, việc thực hiện công việc không có ủy quyền chấm dứt trong trường hợp: Theo yêu cầu của người có công việc được thực hiện; người có công việc được thực hiện, người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện tiếp nhận công việc; người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục thực hiện công việc theo quy định tại khoản 5 Điều 575 Bộ luật Dân sự; người thực hiện công việc không có ủy quyền chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân. Cụ thể:
Theo yêu cầu của người có công việc được thực hiện, việc thực hiện công việc không có ủy quyền xuất phát từ bản chất của bên thực hiện công việc, nhưng lại nhằm mục đích hạn chế, khắc phục thiệt hại xảy ra, vì lợi ích của người có công việc, đó có thể là lợi ích vật chất hoặc tinh thần, dù mục đích của người thực hiện công việc không có ủy quyền là nhằm đem lại lợi ích cho người có công việc, nhưng công việc thực hiện vô cùng đa dạng và phong phú, đôi khi việc thực hiện không đem lại lợi ích mà đang gây cản trở, thiệt hại cho người có công việc. Người thực hiện công việc có thể không xuất phát từ thiện chí, họ thực hiện công việc nhằm trục lợi cho mình mà gây thiệt hại cho người có công việc hoặc ở thời điểm bắt đầu thực hiên công việc, công việc đó thực sự không cần thiết phải làm. Việc thực hiện hay không cũng không gây thiệt hại gì, bên cạnh đó người có công việc có thể không biết về việc thực hiện công việc, và họ cũng không mong muốn ai thực hiện công việc đó; pháp luật đã trao cho bên có công việc là chủ thể có lợi ích trực tiếp từ công việc đó, được quyền chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền; song họ vẫn phải thanh toán cho người thực hiện những chi phí họ đã bỏ ra để thực hiện công việc từ lúc bắt đầu đến khi công việc chấm dứt.
Người có công việc được thực hiện, người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được tiếp nhận thực hiện công việc, người thừa kế, người đại diện tiếp nhận thực hiện công việc khi người có công việc được thực hiện chết đối với cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại đối với pháp nhân, quy định này còn bổ sung người có công việc được thực hiện tiếp nhận thực hiện công việc cũng là căn cứ làm chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền; khi những chủ thể này tiếp nhận thực hiện công việc, đồng nghĩa với việc bên thực hiện công việc có nghĩa vụ chuyển giao công việc đó cho họ; khi công việc được chuyển giao cho người có thẩm quyền đối với công việc thì bên thực hiện công việc không có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện công việc đó nữa.
Người tiếp tục thực hiện công việc không thể tiếp tục thực hiện công việc, người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc như bổn phận của mình và theo nguyên tắc họ phải hoàn thành công việc đang thực hiện vì lợi ích của người có công việc, nhưng trong quá trình thực hiện công việc với sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau mà họ không thể tiếp tục thực hiện công việc nữa, thì pháp luật cho phép họ quyền được không tiếp tục thực hiện công việc; việc dừng thực hiện công việc phải có lý do chính đáng tránh trường hợp chủ thể trốn tránh trách nhiệm gây thiệt hại cho người có công việc. Người thực hiện công việc có nghĩa vụ báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc là người thân thích của người này biết về việc không thể tiếp tục thực hiện công việc; việc thực hiện công việc chấm dứt khi những chủ thể này đã tiếp nhận công việc, phần công việc đã được người thực hiện công việc hoàn thành nếu làm phát sinh chi phí, thì người có thẩm quyền đối với công việc vẫn phải thanh toán cho người thực hiện những khoản chi phí đó.
Người thực hiện công việc không có ủy quyền chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân, người thực hiện công việc là chủ thể trực tiếp thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc, nên khi họ chết hoặc chấm dứt tồn tại thì thực hiện công việc không có ủy quyền chấm dứt, thực hiện công việc không có ủy quyền không phải nghĩa vụ mang tính bắt buộc, chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện mà không phải chịu bất kỳ chế tài nảo; trước thời điểm bắt đầu thực hiện công việc, các bên không có quyền và nghĩa vụ pháp lý bị ràng buộc với nhau, việc thực hiện công việc xuất phát từ thiện chí, mong muốn giúp đỡ người có công việc, nên khi người thực hiện công việc chết hoặc chấm dứt tồn tại đồng thời làm chấm dứt nghĩa vụ thực hiện công việc của họ mà không buộc người thừa kế hay người đại diện phải tiếp nhận thực hiện công việc đó.
Điều 578. Chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền
Việc thực hiện công việc không có ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Theo yêu cầu của người có công việc được thực hiện.
2. Người có công việc được thực hiện, người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện tiếp nhận công việc.
3. Người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục thực hiện công việc theo quy định tại khoản 5 Điều 575 của Bộ luật này.
4. Người thực hiện công việc không có ủy quyền chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338