Tại Điều 96 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc chấm dứt tồn tại pháp nhân. Theo đó, pháp nhân chấm dứt tồn tại trong trường hợp sau đây: Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân theo quy định tại các Điều 88, 89, 90, 92 và 93 Bộ luật Dân sự; Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản. Pháp nhân chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi pháp nhân chấm dứt tồn tại, tài sản của pháp nhân được giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự, quy định khác của pháp luật có liên quan. Cụ thể:
Những trường hợp pháp nhân chấm dứt bao gồm: Pháp nhân hợp nhất; sáp nhập pháp nhân; chia pháp nhân; chuyển đổi hình thức pháp nhân; giải thể pháp nhân; pháp nhân bị tuyên bố phá sản.
Hợp nhất, sáp nhập, chia pháp nhân được coi là các hình thức cải tổ pháp nhân. Khác với giải thể và phá sản, pháp nhân chấm dứt hoàn toàn hoạt động mà không hình thành pháp nhân mới thì hợp nhất, sáp nhập, chia pháp nhân chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân ban đầu và hình thành nên pháp nhân mới. Pháp nhân mới kế thừa quyền và nghĩa vụ của pháp nhân ban đầu. Riêng tách pháp nhân không được coi là căn cứ chấm dứt pháp nhân vì tách pháp nhân thì cả pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách đều tồn tại sau khi tách.
Thời điểm xác định sự chấm dứt của pháp nhân có thể là:
(1) Thời điểm xoá tên trong sổ đăng ký pháp nhân;
(2) Thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trong trường hợp chấm dứt pháp nhân theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
Tùy từng trường hợp chấm dứt và tùy từng loại pháp nhân, khi pháp nhân chấm dứt, tài sản của pháp nhân được giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự, quy định khác của pháp luật có liên quan. Ví dụ: Pháp nhân chấm dứt khi được sáp nhập vào một pháp nhân khác thì sau khi chấm dứt, tài sản của pháp nhân được sáp nhập trở thành tài sản của pháp nhân sáp nhập.
Điều 96. Chấm dứt tồn tại pháp nhân
1. Pháp nhân chấm dứt tồn tại trong trường hợp sau đây:
a) Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân theo quy định tại các điều 88, 89, 90, 92 và 93 của Bộ luật này;
b) Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
2. Pháp nhân chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Khi pháp nhân chấm dứt tồn tại, tài sản của pháp nhân được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338
-
Áp dụng Bộ luật dân sự (Điều 4)
05/06/2024 -
Áp dụng tập quán (Điều 5)
05/06/2024 -
Áp dụng tương tự pháp luật (Điều 6)
05/06/2024 -
Căn cứ xác lập quyền dân sự (Điều 8)
04/06/2024 -
Thực hiện quyền dân sự (Điều 9)
04/06/2024