Thủ tục xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Luật sư Hà Thị Khuyên
Theo quy định pháp luật thì “đình công” là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.
1. Quyền yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Theo quy định tại Điều 403 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì trong quá trình đình công hoặc trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt đình công thì những cá nhân, tổ chức sau có quyền yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công, gồm:
- Người sử dụng lao động;
- Tổ chức đại diện tập thể lao động.
2. Hồ sơ yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
- Đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Cụ thể, Đơn yêu cầu có các nội dung như: Ngày, tháng, năm làm đơn; Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự; Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu; Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó; Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có); Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình; Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Tên, địa chỉ của tổ chức lãnh đạo cuộc đình công; Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động nơi tập thể lao động đình công.
- Bản sao quyết định đình công;
- Bản sao quyết định hoặc biên bản hòa giải của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể;
- Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
3. Tòa án có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
- Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh về tính hợp pháp của cuộc đình công trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
4. Trình tự, thủ tục yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Bước 1: Thành lập Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công và phân công Thẩm phán chủ trì việc giải quyết
Ngay sau khi nhận đơn yêu cầu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công và phân công một Thẩm phán chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu.
Theo quy định tại Điều 406 thì thành phần Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công thì:
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét tính hợp pháp của cuộc đình công bằng Hội đồng gồm ba Thẩm phán.
- Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công bằng Hội đồng gồm ba Thẩm phán.
Bước 2: Ra quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, Thẩm phán được phân công chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu phải ra quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải được gửi ngay cho tổ chức đại diện tập thể lao động, người sử dụng lao động, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan, tổ chức liên quan.
Bước 3: Mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu hợp pháp:
+ Thẩm phán được phân công chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu phải ra quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
+ Quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải được gửi ngay cho tổ chức đại diện tập thể lao động, người sử dụng lao động, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan, tổ chức liên quan.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công, Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
5. Đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Toà án đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công trong các trường hợp sau đây:
(1) Bên yêu cầu rút đơn yêu cầu;
(2) Hai bên đã thoả thuận được với nhau về giải quyết đình công và có đơn yêu cầu Toà án không giải quyết;
(3) Người có đơn yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ
Liên hệ tư vấn và mời luật sư: 0936683699 - 0983951338