Dự án nào phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Luật sư Hà Thị Khuyên
Chấp thuận chủ trương đầu tư là một trong những thủ tục pháp lý cần thiết để chủ đầu tư dự án có thể thực hiện dự án. Tuy nhiên, không dự án nào cũng cần phải chấp thuận chủ trương. Vậy dự án nào phải chấp thuận chủ trương đầu tư? Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích rõ từng trường hợp cụ thể để nhà đầu tư nắm được.
1. Đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh:
- Nhà đầu tư nộp hồ sơ 04 bộ hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự định thực hiện dự án đầu tư.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
- Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình và gửi cơ quan đăng ký đầu tư.
- Cơ quan quản lý về đất đai chịu trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ; cơ quan quản lý về quy hoạch cung cấp thông tin quy hoạch để làm cơ sở thẩm định. Thời hạn xử lý trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Cơ quan đăng ký đầu tư.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Khi nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện ngoài Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thì khi lấy ý kiến thẩm định theo quy định trên, ngoài việc lấy ý kiến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Quyết định chủ trương đầu tư khi nhận được báo cáo thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư khi nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
2. Đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:
- Nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự định thực hiện dự án đầu tư.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi 02 bộ hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng thời gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến dự án đầu tư để lấy ý kiến.
- Các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, có ý kiến gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên quan đến dự án đầu tư.
- Khi nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định. Khi nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
3. Dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội:
- Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.
- Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ dự án đầu tư và lập báo cáo thẩm định trình Chính phủ.
- Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.
- Cơ quan được Quốc hội giao chủ trì thẩm tra thực hiện thẩm tra các nội dung:
+ Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;
+ Sự cần thiết thực hiện dự án;
+ Sự phù hợp của dự án với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch sử dụng đất, tài nguyên khác;
+ Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư, phương án lựa chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường;
+ Vốn đầu tư, phương án huy động vốn;
+ Tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội;
+ Cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
- Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư nếu dự án đáp ứng điều kiện theo quy định.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư khi nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
4. Đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư:
- Nhà đầu tư chuẩn bị và nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành; hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ cho Nhà đầu tư.
+ Nếu thành phần hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyên viên tiếp nhận/hướng dẫn giải thích để nhà đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định.
5. Lệ phí xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
Lệ phí là số tiền xác định mà tổ chức hoặc cá nhân phải nộp khi sử dụng dịch vụ công của cơ quan nhà nước, theo quy định trong Danh mục lệ phí được ban hành cùng Luật Phí và Lệ phí. Hiện nay, quy định về lệ phí không được nêu trong các văn bản hướng dẫn liên quan đến Luật đầu tư 2020, do đó nhà đầu tư không phải nộp lệ phí khi xin cấp giấy chứng nhận đầu tư.
6. Các bước cần thực hiện sau khi nhận giấy chứng nhận đầu tư:
6.1. Hoàn thành thủ tục lập doanh nghiệp theo luật pháp Việt Nam
Sau khi nhận được giấy phép, nhà đầu tư cần tiến hành đăng ký kinh doanh để nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký Doanh nghiệp:
- Giấy chứng nhận đầu tư là một yêu cầu bắt buộc trong quy trình đăng ký lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên và hai thành viên), công ty hợp danh cho trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, theo quy định tại Luật Đầu tư và các hướng dẫn thi hành.
- Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bao gồm Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu cần thiết cho loại hình doanh nghiệp, nhà đầu tư nộp hồ sơ hoàn chỉnh tại Phòng Đăng ký Kinh doanh (trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư) tại nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở. Thời gian xử lý hồ sơ là 03 -07 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.
6.2. Mở tài khoản và nộp lệ phí:
- Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư cần đăng ký mở tài khoản ngân hàng.
- Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì mới lập phải nộp tờ khai lệ phí môn bài cho Cục Thuế theo mẫu tờ khai và nộp lệ phí môn bài theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành.
6.3. Thực hiện dự án đầu tư theo quy định:
- Thực hiện dự án đầu tư đúng quy định là một trong những nghĩa vụ của nhà đầu tư.
- Họ cần thực hiện đầy đủ các nội dung đã được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
+ Tên dự án,
+ Nhà đầu tư,
+ Địa điểm thực hiện,
+ Diện tích đất sử dụng,
+ Mục tiêu và quy mô dự án.
- Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có thể điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng hoặc sáp nhập dự án, sử dụng quyền sử dụng đất hoặc tài sản trong dự án để góp vốn hoặc hợp tác kinh doanh, và phải tuân thủ quy định pháp luật.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0983951338 - 0936683699