Language:

Giao dịch dân sự

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (Điều 117)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc xác định điều kiện của một giao dịch dân sự có hiệu lực là rất  cần thiết và quan trọng.
Mục đích của giao dịch dân sự (Điều 118)
Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, theo quy định của Điều 118 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.
Hình thức giao dịch dân sự (Điều 119)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, hình thức thể hiện của giao dịch dân sự rất đa dạng và phong phú, được quy định tại Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 về hình thức của giao dịch dân sự.
Giải thích giao dịch dân sự (Điều 121)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, việc giải thích nội dung hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 404 Bộ luật Dân sự, việc giải thích nội dung của di chúc được thực hiện theo quy định tại điều 648 Bộ luật Dân sự.
Giao dịch dân sự vô hiệu (Điều 122)
Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, giao dịch dân sự vô hiệu là những giao dịch bằng hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định khác theo quy định tại Điều 117, Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 123)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội là trường hợp giao dịch dân sự không có hiệu lực, tức giao dịch không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong giao dịch do có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội.
Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 124)
Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, giao dịch dân sự do giả tạo là giao dịch được xác lập nhằm che dấu giao dịch có thật khác. Trong giao dịch giả tạo các chủ thể không có ý định xác lập quyền và nghĩa vụ với nhau, trích Từ điển Luật học.
Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, người hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập (Điều 125)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý.
Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, nhầm lẫn là điều kiện để giao dịch vô hiệu, giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn có thể bị tòa án tuyên bố vô hiệu theo yêu cầu của bên bị nhầm lẫn hoặc theo yêu cầu của các bên trong trường hợp các bên đều nhầm lẫn.
Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép là một trong những trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do không đáp ứng điều kiện về ý chí tự nguyện của chủ thể xác lập giao dịch dân sự, được quy định tại Điều 127 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 128)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, là trường hợp bản thân của chủ thể - người xác lập giao dịch dân sự có năng lực pháp luật dân sự nhưng do những nguyên nhân khác nhau mà đúng vào thời điểm xác lập giao dịch dân sự thì họ lại không nhận thức được hành vi của mình.
Hợp đồng dân sự vô hiệu do không đáp ứng về “năng lực” và “ý chí” chủ thể
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do không đáp ứng về “năng lực” và “ý chí” chủ thể sẽ không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định về mặt chủ thể, mục đích, nội dung của một giao dịch theo quy định pháp luật
Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì nếu các bên vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba (2/3) nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, khi giải quyết thì Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó và các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần (Điều 130)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, theo quy định pháp luật giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch.
Bộ luật Dân sự năm 2015
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 24/11/2015, Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017.
Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự (Điều 508)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 508 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Theo đó, trường hợp các thành viên hợp tác cử người đại diện thì người này là người đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Trường hợp các thành viên hợp tác không cử ra người đại diện thì các thành viên hợp tác phải cùng tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Ủy quyền lại (Điều 564)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 564 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc ủy quyền lại. Theo đó, bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp: Có sự đồng ý của bên ủy quyền; do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.
Hứa thưởng (Điều 570)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 570 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc hứa thưởng. Theo đó, người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng. Công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền (Điều 575)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 575 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền. Theo đóm người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình. Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc như công việc của chính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó. Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải báo cho người có công việc được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ trường hợp người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc không có ủy quyền không biết nơi cư trú hoặc trụ sở của người đó. Trường hợp người có công việc được thực hiện chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận.Trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc.
Nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiện (Điều 576)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 576 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiện. Theo đó, người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình. Người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ chối.