Language:

Giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự vô hiệu (Điều 122)
Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, giao dịch dân sự vô hiệu là những giao dịch bằng hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định khác theo quy định tại Điều 117, Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 123)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội là trường hợp giao dịch dân sự không có hiệu lực, tức giao dịch không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong giao dịch do có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội.
Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 124)
Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, giao dịch dân sự do giả tạo là giao dịch được xác lập nhằm che dấu giao dịch có thật khác. Trong giao dịch giả tạo các chủ thể không có ý định xác lập quyền và nghĩa vụ với nhau, trích Từ điển Luật học.
Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, người hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập (Điều 125)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý.
Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, nhầm lẫn là điều kiện để giao dịch vô hiệu, giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn có thể bị tòa án tuyên bố vô hiệu theo yêu cầu của bên bị nhầm lẫn hoặc theo yêu cầu của các bên trong trường hợp các bên đều nhầm lẫn.
Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép là một trong những trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do không đáp ứng điều kiện về ý chí tự nguyện của chủ thể xác lập giao dịch dân sự, được quy định tại Điều 127 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 128)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, là trường hợp bản thân của chủ thể - người xác lập giao dịch dân sự có năng lực pháp luật dân sự nhưng do những nguyên nhân khác nhau mà đúng vào thời điểm xác lập giao dịch dân sự thì họ lại không nhận thức được hành vi của mình.
Hợp đồng dân sự vô hiệu do không đáp ứng về “năng lực” và “ý chí” chủ thể
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do không đáp ứng về “năng lực” và “ý chí” chủ thể sẽ không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định về mặt chủ thể, mục đích, nội dung của một giao dịch theo quy định pháp luật
Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì nếu các bên vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba (2/3) nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, khi giải quyết thì Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó và các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần (Điều 130)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, theo quy định pháp luật giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch.
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu (Điều 131)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch không có một trong các điều kiện được quy định như chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu (Điều 132)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, tại Điều 132 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời hạn tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 02 năm, kể từ ngày giao dịch được xác lập.
Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu (Điều 133)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Hợp đồng giả cách và hậu quả pháp lý của hợp đồng giả cách
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo Điều 430 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Tuy nhiên, trong hợp đồng giả cách, nội dung và mục đích của giao dịch không được thể hiện theo hình thức của hợp đồng mà lại bị cố tình che giấu bởi một giao dịch khác được ngụy tạo.
Chủ đầu tư bị khởi tố về tội lừa dối khách hàng, giao dịch mua bán nhà có vô hiệu?
Luật sư Hà Thị Khuyên - Trưởng Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định pháp luật, khi dự án mở bán các căn hộ phải đảm bảo các điều kiện pháp lý nhất định về đất đai, xây dựng, nhà ở và kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, khách hàng không hoặc khó có thể biết được tình trạng pháp lý nếu phía chủ đầu tư không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thiếu thông tin, cung cấp thông tin về dự án không đúng sự thật.
Án lệ số 02/2016/AL về Vụ án tranh chấp đòi lại tài sản
Án lệ số 02/2016/AL về Vụ án tranh chấp đòi lại tài sản được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Quyết định giám đốc thẩm số 27/2010/DS-GĐT ngày 08-7-2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp đòi lại tài sản” tại tỉnh Sóc Trăng giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Thảnh với bị đơn là ông Nguyễn Văn Tám; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị Yêm.
Hợp đồng vô hiệu (Điều 407)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 407 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng vô hiệu. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật Dâm sự cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình được quy định ra sao khi giao dịch dân sự vô hiệu?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu. Trong giao dịch dân sự thì người thứ ba ngay tình không có lỗi nên tại Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có những quy định về bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu. Cụ thể: Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật Dân sự. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu. Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 133 nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.