Language:
Hợp đồng vay tài sản (Điều 463)
22/12/2023
icon-zalo

Tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hợp đồng vay tài sản. Theo đó, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản như sau:

Thứ nhất, hợp đồng vay tài sản là đơn vụ đối với những trường hợp vay không có lãi suất, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải hoàn trả vật cùng loại tương ứng với số lượng, chất lượng của tài sản cho bên bay. Tuy nhiên đối với hợp đồng vay tài sản có lãi suất thì bên cho vay có nghĩa vụ chuyển tiền đúng thời hạn, nếu vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự.

Thứ hai, hợp đồng vay là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù. Nếu hợp đồng vay có lãi suất là hợp đồng vay có đền bù, nếu hợp đồng vay không có lãi suất là hợp đồng không có đền bù.

Thứ ba, hợp đồng vay là hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối với tài sản từ bên cho vay sang bên vay, khi bên vay nhận tài sản. Vì vậy, bên vay có toàn quyền đối với tài sản vay, trừ trường hợp vay có điều kiện sử dụng.

Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng vay tài sản được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Hợp đồng vay tài sản có một số đặc điểm sau:

Hợp đồng vay tài sản có thể là hợp đồng song vụ hoặc hợp đồng đơn vụ. Theo đó, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng song vụ khi mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau (Điều 402 Bộ luật Dân sự năm 2015); có nghĩa là, quyền lợi của bên này là nghĩa vụ của bên kia, có tính chất có đi, có lại, thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực cũng đồng thời phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Ngược lại, hợp đồng vay tài sản sẽ là hợp đồng đơn vụ khi thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên vay chuyển giao tài sản cho bên cho vay, kể từ thời điểm này mới phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể.

Đối tượng của hợp đồng vay tài sản là các loại tài sản mà cá nhân, tổ chức được phép sở hữu. Tài sản theo quy định là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản (Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015). Tuy nhiên, không phải tài sản nào được liệt kê trên cũng đều thuộc đối tượng điều chỉnh của hợp đồng vay tài sản. Bởi đối tượng của hợp đồng vay tài sản phải là các động sản. Ngoài ra, không phải động sản nào cũng có thể trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản, bên cạnh các điều kiện chung về tính hợp pháp, động sản chỉ có thể là một khoản tiền hoặc vật cùng loại. Điều này đồng nghĩa rằng, các loại vật khác như vật đặc định, vật không tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng vay tài sản, chúng chỉ có thể là đối tượng của hợp đồng thuê hoặc hợp đồng mượn tài sản. Bên cạnh đó, tài sản cho vay phải là tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý, chiếm hữu, sử dụng hợp pháp của bên cho vay.

Về hình thức hợp đồng, theo quy định thì khi giao kết, hình thức hợp đồng dân sự mà các bên tham gia có thể áp dụng là bằng miệng, bằng văn bản, bằng hành vi, bằng thông điệp dữ liệu (Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015). Như vậy, hợp đồng vay tài sản cũng sẽ có những hình thức trên và các bên sẽ được tự do thỏa thuận lựa chọn hình thức phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của nội dung hợp đồng. Tuy nhiên, thực tế, để hạn chế tranh chấp, các bên tham gia vào hợp đồng nên lựa chọn hình thức bằng văn bản. Bởi hình thức bằng miệng chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp cho vay với giá trị tài sản không lớn hoặc giữa các bên có mối quan hệ thân thiết. Một khi tranh chấp xảy ra, những hợp đồng vay tài sản bằng miệng thường rất khó chứng minh, xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên.

Đối với việc xác định thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng vay tài sản, về nguyên tắc, ai là chủ sở hữu tài sản thì phải gánh chịu rủi ro đối với tài sản của mình. Các bên có thể thỏa thuận cụ thể về thời điểm chịu rủi ro đối với tài sản trong hợp đồng vay. Nếu trong quá trình giao kết, các bên không thỏa thuận thì khi bên vay tài sản nhận tài sản cho vay sẽ là thời điểm chuyển rủi ro. Hợp đồng vay tài sản là một loại hợp đồng chuyển quyền sở hữu nên khi bên vay nhận tài sản cũng chính là thời điểm bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản và phải gánh chịu mọi rủi ro liên quan (nếu trường hợp không thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro).

Phân loại hợp đồng vay tài sản gồm hợp đồng vay không kỳ hạn và hợp đồng vay có kỳ hạn. Hợp đồng vay không kỳ hạn (có lãi và không có lãi) là loại hợp đồng mà bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý. Còn đối với hợp đồng vay có kỳ hạn (có lãi và không có lãi), nghĩa vụ của bên vay phụ thuộc vào kỳ hạn mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Về cách tính lãi suất cho hợp đồng vay tài sản, theo Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Những quy định về lãi suất trong Bộ luật Dân sự 2015 là căn cứ để đảm bảo quyền lợi của các bên trong hợp đồng vay tài sản. Trong đó, bên cho vay được đảm bảo quyền lợi về mục đích sinh lời khi cho vay tài sản của mình, còn bên vay được đảm bảo được tính lãi suất đúng theo quy định của pháp luật. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Tức lãi suất cho vay theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 mang tính tĩnh, nghĩa là chỉ áp đặt mức lãi suất trần cố định 20%, mức lãi suất này sẽ không dao động tăng, giảm hay phụ thuộc vào quy định của Ngân hàng Nhà nước nữa. Việc quy định mức lãi suất này có nhiều thuận lợi, như: bảo đảm tính rõ ràng, minh bạch, dễ áp dụng; các bên tham gia giao dịch vay tài sản có thể biết ngay hậu quả pháp lý khi ký xác lập và thực hiện hợp đồng; mức lãi suất tăng so với quy định của luật cũ không quá cao và tương đối phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội hiện nay. Ngoài ra, quy định nêu trên còn hạn chế được tình trạng cho vay lãi nặng.

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Văn phòng Luật sư Nhân Chính

Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Hợp đồng vay tài sản vay tài sản hợp đồng tài sản Bên cho vay tài sản Bên vay tài sản Bên cho vay giao tài sản cho bên vay Đến hạn trả tài sản vay Hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại Hoàn trả cho bên cho vay tài sản đúng số lượng Hoàn trả cho bên cho vay tài sản đúng chất lượng Chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận Lãi suất vay tài sản Trả lãi hợp đồng vay tài sản Hợp đồng vay tài sản đáp ứng các điều kiện gì Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ luật sư uy tín Dịch vụ pháp lý Danh sách luật sư Hà Nội Danh bạ luật sư Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Nhân Chính Law Firm Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư hợp đồng Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai Luật sư thừa kế Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư hôn nhân và gia đình Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư nổi tiếng Luật sư hòa giải luật sư đối thoại Luật sư đàm phán Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư 0983951338 0936683699