Tại Điều 570 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc hứa thưởng. Theo đó, người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng. Công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Hứa thưởng được xem là một giao dịch dân sự được thể hiện dưới dạng hành vi pháp lý đơn phương của một chủ thể. Khi đó, bên hứa thưởng sẽ đưa ra điều kiện, quy định cho người khác để thực hiện một yêu cầu nhất định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự cho một chủ thể khác.
Nếu tuyên bố hứa thưởng khi được công khai, thì bên hứa thưởng buộc phải trả thưởng cho người hoặc nhóm người đáp ứng điều kiện hoặc đã thực hiện công việc theo yêu cầu của bên hứa thưởng; hiện nay thì hứa thưởng là một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự của bên hứa thưởng với bên được nhận hứa thưởng; nghĩa vụ phát sinh từ việc hứa thưởng chính là trả thưởng, nghĩa vụ này chính thức phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm chủ thể thứ hai thực hiện được công việc hoặc đã đáp ứng điều kiện do bên hứa thưởng đưa ra; lời hứa tưởng được công khai sẽ không có hiệu lực làm phát sinh nghĩa vụ trả thưởng nếu chủ thể thứ hai không đạt được công việc hoặc điều kiện mà bên hứa thưởng đưa ra. Nghĩa vụ trả thưởng phát sinh khi công việc hoặc điều kiện được hoàn thành, nhưng không thể xem việc thực hiện công việc hoặc điều kiện đó là nghĩa vụ của bên được trả thưởng. Đối với công việc, điều kiện hứa thưởng, chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện mà không phải chịu bất kỳ chế tài nào; bởi công việc đó không mang tính bắt buộc, nếu thực hiện được thì chủ thể được nhận thưởng, nếu không thì không làm phát sinh quyền nhận thưởng.
Đối tượng của hứa thưởng là một công việc bất kỳ, công việc là đối tượng của hợp đồng hứa thưởng còn phải đáp ứng các yêu cầu sau: (1) Phải xác định một cách cụ thể như: công việc đó là gì, làm như thế nào, làm ở đâu, làm trong bao lâu; (2) Công việc phải có tính khả thi. Tính khả thi là khả năng một người có thể hoàn thành công việc đó. Tức là trong điều kiện, hoàn cảnh bình thường một người bình thường cũng có thể hoàn thành công việc đó. Trong trường hợp đối tượng của lời tuyên bố hứa thưởng không đáp ứng các điều kiện trên thì tuyên bố hứa thưởng đó không có giá trị, sẽ không làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên với nhau.
Hứa thưởng có được rút lại không?
Căn cứ theo Điều 571 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc rút tuyên bố hứa thưởng chỉ được thực hiện khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc. Việc rút lại tuyên bố hứa thưởng phải được thực hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng đã được công bố.
Hứa thưởng nhưng không thực hiện có vi phạm pháp luật không?
Thông qua quy định tại khoản 1 Điều 570 Bộ luật Dân sự năm 2015, có thể thấy việc hứa thưởng là một hành vi pháp lý đơn phương của một chủ thể, thể hiện ý chí của một bên chủ thể không có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên như hợp đồng dân sự. Đồng thời, tại Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng không có quy định chế tài xử lý đối với những trường hợp không thực hiện việc hứa thưởng. Do vậy, trong trường hợp người hứa thưởng không thực hiện nghĩa vụ hứa thưởng của mình thì sẽ không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Điều 570. Hứa thưởng
1. Người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng.
2. Công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338