Language:
Khiển trách (Điều 93)
02/11/2023
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

Nhằm đáp ứng nhu cầu răn đe đồng thời cải tạo, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định 02 biện pháp tư pháp mới, gồm biện pháp khiển trách quy định tại Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 2015 và biện pháp hòa giải tại cộng đồng quy định tại Điều 94 Bộ luật Hình sự năm 2015. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích quy định về "Khiển trách" đối với người dưới 18 tuổi quy định tại Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Biện pháp khiển trách được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong các trường hợp sau đây:

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật Hình sự năm 2015, đây là trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu tiên thực hiện tội phạm và tội phạm được thực hiện được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015, là loại tội ít nghiêm trọng theo quy định tại Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015 tức là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.

Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án, đây là trường hợp người dưới 18 tuổi tham gia thực hiện tội phạm trong vụ án đồng phạm nhưng mức độ đóng góp của người đó vào vụ án chỉ mang tính chất thứ yếu. Thông thường họ tham gia đồng phạm với vai trò là người giúp sức và mức độ giúp của họ không đáng kể trong vụ đồng phạm đó.

Mục đích của biện pháp này là nhằm giúp người dưới 18 tuổi phạm tội nhận thức rõ hành vi phạm tội của bản thân và hậu quả mà tội phạm đó gây ra đối với cộng đồng, đối với xã hội và nghĩa vụ của họ trong việc tự giáo dục để trở thành người có ích cho xã hội.

Biện pháp khiển trách có thể được áp dụng ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và được thực hiện bởi Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Việc khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người đó. Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 2015, người bị khiển trách phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

- Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc, người bị khiển trách phải tuân thủ quy định của pháp luật đồng thời tuân thủ nội quy, quy chế nơi người đó cư trú, học tập hoặc làm việc như quy chế của tổ dân phố, nội quy trường học…

- Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, điều luật không quy định người bị khiển trách phải trình diện trước cơ quan có thẩm quyền theo định kỳ mà bất kỳ khi nào cơ quan có thẩm quyền thấy cần thiết phải kiểm tra về mức độ chấp hành nghĩa vụ của người bị khiển trách thì đều có thể yêu cầu người đó trình diện và đây là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của người bị khiển trách.

- Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp, người bị khiển trách cần chứng tỏ khả năng trở thành người có ích cho xã hội của bản thân thông qua việc tham gia lao động với hình thức phù hợp với khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của bản thân đồng thời tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức cho họ.

Tùy từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đã được thực hiện và các đặc điểm nhân thân của người bị khiển trách, cơ quan áp dụng biện pháp này ấn định thời gian thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều này đối với người bị khiển trách từ 03 tháng đến 01 năm.

Trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp khiển trách được quy định tại Điều 427 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Theo đó, khi miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội mà xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp khiển trách theo quy định của Bộ luật Hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong vụ án do cơ quan mình thụ lý, giải quyết.

Quyết định áp dụng biện pháp khiển trách có các nội dung chính: Số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định; Họ tên, chức vụ, chữ ký của người có thẩm quyền ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định; Lý do, căn cứ ra quyết định; Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo; Tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự đã áp dụng; Thời gian thực hiện nghĩa vụ của người bị khiển trách.

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải giao ngay quyết định áp dụng biện pháp khiển trách cho người bị khiển trách, cha mẹ hoặc người đại diện của họ.

Điều 93. Khiển trách

1. Khiển trách được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội, hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này;

b) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.

2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khiển trách. Việc khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi.

3. Người bị khiển trách phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc;

b) Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;

c) Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.

4. Tùy từng trường hợp cụ thể cơ quan có thẩm quyền ấn định thời gian thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều này từ 03 tháng đến 01 năm.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Khiển trách Người dưới 18 tuổi phạm tội Nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội Hậu quả gây ra đối với cộng đồng xã hội Biện pháp khiển trách Phải có sự chứng kiến của cha mẹ của người dưới 18 tuổi Phải có sự chứng kiến của người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi Tuân thủ pháp luật nội quy quy chế của nơi cư trú Tuân thủ pháp luật nội quy quy chế của nơi học tập làm việc Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu Tham gia các chương trình học tập Tham gia các chương trình dạy nghề do địa phương tổ chức Tham gia lao động với hình thức phù hợp Điều 93 Bộ luật hình sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội 0983951338 0936683699