Language:

Quyền hưởng dụng

Quyền khác đối với tài sản (Điều 159)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 159 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Quyền khác đối với tài sản bao gồm: Quyền đối với bất động sản liền kề; quyền hưởng dụng; quyền bề mặt.
Quyền hưởng dụng (Điều 257)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 257 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền hưởng dụng. Theo đó, quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.
Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng (Điều 258)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 258 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định căn cứ xác lập quyền hưởng dụng. Theo đó, quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.
Hiệu lực của quyền hưởng dụng (Điều 259)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 259 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hiệu lực của quyền hưởng dụng. Theo đó, quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Quyền hưởng dụng đã được xác lập có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Thời hạn của quyền hưởng dụng (Điều 260)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về thời hạn của quyền hưởng dụng. Theo đó, thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân; Người hưởng dụng có quyền cho thuê quyền hưởng dụng trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Dân sự.
Quyền của người hưởng dụng (Điều 261)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 261 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền của người hưởng dụng. Theo đó, quyền của người hưởng dụng có thể: (1) Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng; (2) Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 263 của Bộ luật Dân sự, trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí; (3) Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản.
Nghĩa vụ của người hưởng dụng (Điều 262)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 262 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ của người hưởng dụng, cụ thể: Tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện đăng ký nếu luật có quy định; khai thác tài sản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của tài sản; giữ gìn, bảo quản tài sản như tài sản của mình; hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu khi hết thời hạn hưởng dụng.
Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản (Điều 263)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 263 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản như. Theo đó, chủ sở hữu tài sản định đoạt tài sản nhưng không được làm thay đổi quyền hưởng dụng đã được xác lập; yêu cầu Tòa án truất quyền hưởng dụng trong trường hợp người hưởng dụng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình.
Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức (Điều 264)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Điều 264 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền hưởng hoa lợi, lợi tức. Theo đó, người hưởng dụng có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng trong thời gian quyền này có hiệu lực; Trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt mà chưa đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức thì khi đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức, người hưởng dụng được hưởng giá trị của hoa lợi, lợi tức thu được tương ứng với thời gian người đó được quyền hưởng dụng.
Chấm dứt quyền hưởng dụng (Điều 265)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 265 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc chấm dứt quyền hưởng dụng. Theo đó, quyền hưởng dụng chấm dứt trong trường hợp: Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết; Theo thỏa thuận của các bên; Người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng; Người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn do luật quy định; Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn; Theo quyết định của Tòa án; Căn cứ khác theo quy định của luật.
Hoàn trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng (Điều 266)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 266 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc hoàn trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng. Theo đó, tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng phải được hoàn trả cho chủ sở hữu khi chấm dứt quyền hưởng dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Bộ luật Dân sự năm 2015
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 24/11/2015, Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017.