Language:
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật (Điều 377)
23/09/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhưng nó xâm phạm trực tiếp đến quyền nhân thân (quyền bất khả xâm phạm) của người bị bắt, giam, giữ. Lẽ ra họ được trả tự do thì lại vẫn bị giam, bị giữ. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật quy định tại Điều 377 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn có nghĩa vụ trong việc trả tự do cho người bị giam, bị giữ mới có thể là chủ thể của tội phạm này. Những người có chức vụ, quyền hạn có nghĩa vụ trong việc trả tự do cho người bị giam, bị giữ người là những người mà theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự họ phải có nghĩa vụ tha người bị giam, bị giữ, gồm hai loại: những người có nghĩa vụ ra quyết định và những người có nghĩa vụ chấp hành quyết định.

Những người có nghĩa vụ ra quyết định trả tự do cho người bị giam, giữ là những người theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự họ phải có nghĩa vụ ra quyết định trả tự do cho người bị giam, giữ bao gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng; Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển (đối với người bị tạm giữ). Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp; Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử (đối với người bị giam).

Những người có nghĩa vụ chấp hành quyết định trả tự do cho người bị giam giữ bao gồm: Ban giám thị các nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam (trại cải tạo những người chấp hành hình phạt tù); cán bộ, chiến sĩ có nhiệm vụ canh giữ, dẫn giải người bị giam giữ (trong một số trường hợp).

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XXIV Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Khách thể của tội phạm:

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhưng nó xâm phạm trực tiếp đến quyền nhân thân (quyền bất khả xâm phạm) của người bị bắt, giam, giữ. Lẽ ra họ được trả tự do thì lại vẫn bị giam, bị giữ. Đối tượng tác động của tội phạm này lại chính là người bị giam, bị giữ. Thông qua việc giam, giữ những người này trái pháp luật mà người phạm tội xâm phạm đến khách thể cần được bảo vệ.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật thực hiện hành vi phạm tội của mình với lỗi cố ý, cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền và việc không ra quyết định trả tự do hoặc không chấp hành quyết định trả tự do cho người bị giam, giữ như vậy là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra.

Động cơ tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này, dù người phạm tội với động cơ nào đi nữa thì hành vi không ra quyết định hoặc không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của pháp luật đều đã cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, đối với tội phạm này, động cơ của người phạm tội chủ yếu là vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, rất ít trường hợp vì động cơ vì muốn hoàn thành nhiệm vụ.

Mặt khách quan của tội phạm:

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật là không ra quyết định hoặc không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của pháp luật.

Người bị giam là người đang bị tạm giam trong các trại tạm giam của Bộ Công an và Bộ quốc phòng; người đang chấp hành hình phạt tù trong các trại giam; người bị kết án tử hình nhưng chưa bị thi hành trong các trại tạm giam.

Người bị giữ là người đang bị tạm giữ trong các nhà tạm giữ, người bị bắt quả tang, bị bắt do có lệnh truy nã kể từ khi bị bắt cho đến khi đưa về nhà tạm giữ; trại tạm giam hoặc tại giam.

Hành vi thuộc mặt khách quan của Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật thuộc một trong những hành vi sau đây:

(1) Không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật:

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, quyết định trả tự do cho người đuộc trả tự do trong những trường hợp sau đây:

- Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.

- Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

- Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

- Trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phải được trả tự do. Trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

(2) Ra lệnh, quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật:

Điều 110 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định các trường hợp giữ người, khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp; Điều 111 và Điều 112 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định trường hợp bắt người phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã; Điều 112 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định các trường hợp bắt người đang bị truy nã

(3) Không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật:

Đối với hành vi không chấp hành quyết định trả tự do cho người bị giam, giữ, người phạm tội không có trách nhiệm ra quyết định mà là không thi hành quyết định của người có thẩm quyền đã ký quyết định trả tự do cho người bị giam, giữ nhưng lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý, canh gác, dẫn giải đã không thực hiện việc trả tự do cho người bị giam, giữ như: đã có quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang biện pháp ngăn chặn khác nhưng người có thẩm quyền trong trại tạm giam vẫn không trả tự do cho bị can, bị cáo; đã có quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án của người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với người đang chấp hành hình phạt tù trong các trại giam nhưng người có thẩm quyền trong các trại tạm giam không trả tự do cho người bị kết án. v.v…

(4) Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành:

Việc bắt, giữ, giam người phải có lệnh, quyết định theo đính quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, việc này đảm bảo nguyên tắc bất khả xâm phạm về thân thể theo quy định tại Điều 10 Bộ luật này.

(5) Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn:

Tương tự với các trường hợp trên, việc gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam phải có lệnh hoặc quyết định theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà hậu quả của tội phạm khác nhau. Tuy nhiên hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm. Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm có một trong những hành vi khách quan xảy ra.

Hình phạt:

- Khoản 1. Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Khoản 2. Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

- Khoản 3. Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

- Khoản 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 377. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;

b) Ra lệnh, quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật;

c) Không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;

d) Thực hiện việc bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định của luật hoặc tuy có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực thi hành;

đ) Không ra lệnh, quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam dẫn đến người bị tạm giữ, tạm giam bị giam, giữ quá hạn.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Giam, giữ trái pháp luật từ 02 người đến 05 người;

b) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Làm người bị giam, giữ hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;

d) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Giam, giữ trái pháp luật 06 người trở lên;

b) Làm người bị giam, giữ trái pháp luật tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc chết;

c) Làm người bị giam, giữ tự sát;

d) Làm gia đình người bị giam, giữ ly tán.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Bắt người trái pháp luật Giữ người trái pháp luật Giam người trái pháp luật Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn bắt người trái pháp luật Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn giữ người trái pháp luật Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn giam người trái pháp luật Không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do Ra lệnh quyết định bắt giữ giam người không có căn cứ Không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do Bắt giữ giam người không có lệnh hoặc quyết định Bắt giữ giam người khi lệnh quyết định chưa có hiệu lực thi hành Không ra lệnh quyết định gia hạn tạm giữ tạm giam Thay đổi hủy bỏ biện pháp tạm giữ tạm giam Người bị tạm giữ tạm giam bị giam giữ quá hạn Giam giữ trái pháp luật từ 02 người đến 05 người Làm người bị giam giữ trái pháp luật tổn hại về sức khỏe Đối với người dưới 18 tuổi Đối với phụ nữ mà biết là có thai Đối với người già yếu Làm người bị giam giữ tự sát Làm gia đình người bị giam giữ ly tán Điều 377 Bộ luật hình sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội 0983951338 0936683699