Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản do người phạm tội thực hiện ở tội danh này tương đối đa dạng, vừa hành động, vừa không hành động. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản quy định tại Điều 180 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản quy định tại tất cả các khoản 1 và 2 Điều 180 Bộ luật Hình sự năm 2015 là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản là quyền sở hữu tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công dân. Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản, bao gồm vật, tiền.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản được thực hiện do lỗi vố ý. Dưới hình thức "lỗi vô ý do quá tự tin", người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến tà sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Còn dưới hình thức "lỗi vô ý do cẩu thả", người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Mặt khách quan của tội phạm:
Mặt khách quan của tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản bao gồm các yếu tố: hành vi khách quan; thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Trong đó hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi vi phạm không tuân thủ hoặc tuân thủ không đúng, không đầy đủ) những quy định của pháp luật hoặc các quy tắc sinh hoạt xã hội thông thường liên quan đến việc bảo vệ tài sản; thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là cho tài sản của người khác có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản do người phạm tội thực hiện tương đối đa dạng, vừa hành động, vừa không hành động. Nếu chỉ xét về hành vi không xét đến yếu tố lỗi thì hành vi gây thiệt hại đến tài sản cũng tương tự như hành vi của tội huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản (bị đốt cháy, bị mất, bị hư hỏng…). Thông thường, người phạm tội vô ý gây thiệt hại đến tài sản đã vi phạm những thể lệ, những quy tắc sinh hoạt xã hội mà ai cũng biết và không xử sự như người phạm tội.
Hậu quả của tội phạm này là thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, ngoài ra không có thiệt hại nào khác. Điều 180 Bộ luật Hình sự quy định trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì sẽ bị xử lý theo khoản 1, trên 500.000.000 đồng thì tăng nặng theo khoản 2.
Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm gây thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là cho tài sản của người khác có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt:
- Khung 1: Quy định hình phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm áp dụng đối với người nào phạm tội không có tình tiết tăng nặng định khung.
- Khung 2: Quy định hình phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm áp dụng đối với người phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Điều 180. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338