Language:

Bình luận Luật Dân sự

Hợp đồng hợp tác (Điều 504)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 504 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng hợp tác. Theo đó, hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.

Hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất (Điều 503)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 503 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất. Theo đó, việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật Đất đai.

Hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất (Điều 502)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 502 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất. Theo đó, hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất (Điều 501)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 501 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất. Quy định chung về hợp đồng và nội dung của hợp đồng thông dụng có liên quan trong Bộ luật Dân sự cũng được áp dụng với hợp đồng về quyền sử dụng đất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất không được trái với quy định về mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hợp đồng về quyền sử dụng đất (Điều 500)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 500 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hợp đồng về quyền sử dụng đất. Theo đó, hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.

Quyền của bên cho mượn tài sản (Điều 499)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 499 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền của bên cho mượn tài sản. Theo đó, bên cho mượn tài sản có quyền đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản (Điều 498)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 498 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản. Theo đó, bên cho mượn tài sản có nghĩa vụ cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có; Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận; Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.

Quyền của bên mượn tài sản (Điều 497)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 497 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền của bên mượn tài sản. Theo đó, bên mượn tài sản có các quyền được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận; yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thỏa thuận.