Language:

Bình luận Luật Dân sự

Nghĩa vụ của bên mượn tài sản (Điều 496)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 496 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của bên mượn tài sản. Theo đó, bên mượn tài sản có những nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa; không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.

Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản (Điều 495)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 495 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định đối tượng của hợp đồng mượn tài sản. Theo đó, tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản.

Hợp đồng mượn tài sản (Điều 494)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 494 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng mượn tài sản. Theo đó, hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Trả lại tài sản thuê khoán (Điều 493)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 493 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về trả lại tài sản thuê khoán. Theo đó, khi chấm dứt hợp đồng thuê khoán, bên thuê khoán phải trả lại tài sản thuê khoán ở tình trạng phù hợp với mức độ khấu hao đã thỏa thuận; nếu làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại.

Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê khoán (Điều 492)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 492 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê khoán. Theo đó, trường hợp một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý; nếu thuê khoán theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác thì thời hạn báo trước phải phù hợp với thời vụ hoặc chu kỳ khai thác.

Hưởng hoa lợi, chịu thiệt hại về gia súc thuê khoán (Điều 491)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 491 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc hưởng hoa lợi, chịu thiệt hại về gia súc thuê khoán. Theo đó, trong thời hạn thuê khoán gia súc, bên thuê khoán được hưởng một nửa số gia súc sinh ra và phải chịu một nửa thiệt hại về gia súc thuê khoán do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Bảo quản, bảo dưỡng, định đoạt tài sản thuê khoán (Điều 490)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 490 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bảo quản, bảo dưỡng, định đoạt tài sản thuê khoán. Theo đó, trong thời hạn khai thác tài sản thuê khoán, bên thuê khoán phải bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán và trang thiết bị kèm theo bằng chi phí của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu bên thuê khoán làm mất, hư hỏng hoặc làm mất giá trị, giảm sút giá trị tài sản thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại. Bên thuê khoán không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê khoán.

Khai thác tài sản thuê khoán (Điều 489)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 489 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc khai thác tài sản thuê khoán. Theo đó, bên thuê khoán phải khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích đã thỏa thuận và báo cho bên thuê khoán theo định kỳ về tình trạng tài sản và tình hình khai thác tài sản; nếu bên cho thuê khoán có yêu cầu hoặc cần báo đột xuất thì bên thuê khoán phải báo kịp thời. Khi bên thuê khoán khai thác công dụng tài sản thuê khoán không đúng mục đích thì bên cho thuê khoán có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.