Language:
Căn cứ quyết định hình phạt (Điều 50)
17/11/2023
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, li ích của người, pháp nhân thương mại đó. Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về "Căn cứ quyết định hình phạt" quy định tại Điều 50 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Việc xác định khi quyết định hình phạt "Tòa án căn cứ vào quy định các quy định của Bộ luật Hình sự" là căn cứ đầu tiên của quyết định hình phạt được xem như sự đảm bảo để thực hiện nguyên tắc pháp chế trong quyết định hình phạt đối với người phạm tội đồng thời cũng để thực hiện các nguyên tắc khác của luật hình sự, vì trong các quy định của Bộ luật Hình sự đều thể hiện các nguyên tắc đó. 

Khoản 1 Điều 50 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định 04 căn cứ quyết định hình phạt bao gồm:

(1) Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, nghĩa là căn cứ dựa trên toàn bộ những quy định nằm Bộ luật hình sự. Đây là căn cứ cơ bản nhất, quan trọng nhất. Bởi khi xét xử một vụ án hình sự, Tòa án phải áp dụng 2 Bộ luật chính là Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự. Trong đó Bộ luật hình sự là luật nội dung, tức là nó chứa các quy phạm quy định về tội phạm và hình phạt. Do đó khi quyết định hình phạt, Tòa án phải dựa hoàn toàn vào Bộ luật hình sự. Những hình phạt hay mức phạt không được quy định trong Luật hình sự sẽ không được áp dụng.

* Căn cứ vào các quy định trong "Phần thứ nhất" của Bộ luật Hình sự gồm:

- Quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự tại khoản 1 Điều 2 Bộ luật Hình sự.

- Quy định về nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Hình sự.

- Các quy định về hình phạt đối với người phạm tội từ Điều 30 đến Điều 45 Bộ luật Hình sự.

- Các quy định về các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội từ Điều 46 đến Điều 49 Bộ luật Hình sự.

- Các quy định về căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội tại Điều 50 Bộ luật Hình sự, về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự, về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại Điều 52 Bộ luật Hình sự, về tái phạm, tái phạm nguy hiểm tại Điều 53 Bộ luật Hình sự;.

- Các quy định về quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể từ Điều 54 đến Điều 59 Bộ luật Hình sự. 

- Quy định về án treo tại Điều 65 Bộ luật Hình sự.

* Căn cứ vào các quy định trong "Phần thứ hai" của Bộ luật Hình sự là các quy định về khung hình phạt chính cũng như hình phạt bổ sung cho từng tội phạm. 

(2) Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, bản chất của tội phạm là thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và giờ Tòa án sẽ quyết định một hình phạt thích đáng với hành vi nguy hiểm cho xã hội đó. Tuy nhiên mỗi hành vi của mỗi người hay pháp nhân thương mại lại có tính chất và mức độ khác nhau nên cần căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng hành vi phạm tội mà quyết định hình phạt phù hợp.

(3) Căn cứ vào nhân thân người phạm tội, do tính cá biệt của con người, nên mỗi người lại có một hoàn cảnh, cuộc sống cá nhân khác nhau. Tuy nhiên không phải mọi vấn đề về nhân thân đều được cân nhắc trong việc quyết định hình phạt. Chỉ những tình tiết về nhân thân phản ánh trực tiếp đến nhận thức và hành vi của người phạm tội hoặc phản ánh khả năng giáo dục họ mới được cân nhắc đến như độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, lối sống,...

(4) Căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, đây là các tình tiết được liệt kê trong Điều 51, Điều 52 Bộ luật Hình sự. Các tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng trách nhiệm hình sự có thể chia làm 03 nhóm: (1) Các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội (các tình tiết làm mức độ nguy hiểm cho xã hội có thể tăng lên hoặc giảm xuống); (2) Các tình tiết phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội; (3) Các tình tiết phản ánh khả năng giáo dục người phạm tội.

Do đó, bản thân các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đã phản ánh căn cứ tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và căn cứ về nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt.

Khoản 2 Điều 50 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định trường hợp ngoại lệ, đối với hình phạt tiền, ngoài các căn cứ trên, Tòa án còn căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội. Bởi nếu hình phạt tiền quá thấp so với khả năng tài chính của người phạm tội, dễ dẫn đến tâm lý coi thường pháp luật, hình phạt sẽ mất đi tính răn đe. Ngược lại nếu mức phạt tiền quá cao, vượt quá khả năng chi trả của người phạm tội thì việc thi hành án khó thực hiện trên thực tế. Hơn nữa quy đình này cũng rất phù hợp với đối tượng chịu án phạt tiền là pháp nhân. Bởi phạt tiền ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản của pháp nhân.

Điều 50. Căn cứ quyết định hình phạt

1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Căn cứ quyết định hình phạt Quyết định hình phạt Hình phạt Căn cứ vào các quy định của bộ luật hình sự Căn cứ vào tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Căn cứ vào nhân thân người phạm tội Căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Căn cứ vào các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Áp dụng hình phạt tiền Căn cứ vào tình hình tài sản Căn cứ vào khả năng thi hành của người phạm tội Điều 50 Bộ luật hình sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội 0983951338 0936683699